Học sinh THPT với việc tiếp nhận thơ trữ tìn hở lớp 11

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Học sinh THPT với việc tiếp nhận thơ trữ tìn hở lớp 11

Để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra và trực tiếp trao đổi với HS.

Phiếu điều tra 1: Em hãy nêu những khó khăn gặp phải khi học và phân tích các bài thơ trữ tình ở lớp 11?

Phiếu điều tra 2: Theo em nên đặt câu hỏi như thế nào để khám phá bài thơ?

- Học sinh viết vào phiếu ý kiến của mình. - Kết quả thu được như sau:

* Với phiếu điều tra 1:

Khi học và phân tích các bài thơ trữ tình, phần lớn học sinh gặp phải những khó khăn như sau:

+ Các bài thơ thường ngắn gọn, ý ở ngoài lời, cho nên phải đào sâu suy nghĩ, thâm nhập vào tác phẩm thì mới có thể hiểu hết được tâm tư tình cảm mà nhà thơ gửi gắm ở trong đó.

+ Cái khó nhất khi tiếp cận các bài thơ không phải ở nghĩa đen mà là nghĩa của các từ trong bài, để hiểu hết nghĩa của chúng thì phải tra từ điển. Nhưng những từ ngữ trong thơ thì chúng ta không phải hiểu theo nghĩa đen mà hiểu theo nghĩa bóng, chính vì vậy mà để hiểu từ ngữ trong thơ thì chúng ta phải hiểu được cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nội dung của nhiều bài thơ, nhất là tình cảm cụ thể của nhà thơ theo các em là rất khó phát hiện, khó có thể nắm bắt được tất cả tình ý mà nhà thơ gửi gắm trong đó.

+ Thời gian dành cho việc học tập của học sinh miền núi không được nhiều, đối với các em, để vượt qua một chặng đường dài đến lớp đã là một khó khăn rồi, về nhà lại phụ giúp bố mẹ nương rẫy nên các em ít có thời gian học ở nhà chứ đừng nói yêu cầu các em đọc trước tác phẩm trước khi đến lớp.

Trên đây là những khó khăn mà học sinh miền núi thường gặp phải khi học thơ trữ tình nói riêng và học các môn khác nói chung. Có thể nói những khó khăn này là một trở ngại không nhỏ cho việc dạy và học thơ trữ tình ở lớp 11 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

* Với phiếu điều tra 2:

+ Khi lên lớp GV không nên chia nhỏ các câu hỏi quá, vì nếu chia nhỏ các câu hỏi thì sẽ bài học sẽ vụn vặt, khó hiểu, mà văn học là một thể thống nhất nên không thể chia nhỏ các câu hỏi được.

+ GV nên sử dụng câu hỏi gợi dẫn để các em có thể nắm bắt yêu cầu mà GV đưa ra, đồng thời có thể tiếp cận bài học một cách nhanh nhất.

+ GV cần sử dụng hệ thống các câu hỏi một cách linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh như giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, để từng bước các em có thể trả lời câu hỏi mà GV đưa ra một cách tự tin, giúp các em hào hứng, sôi nổi hơn trong mỗi tiết học.

+ Sau mỗi bài học thì GV nên có những câu hỏi liên hệ để học sinh có kĩ năng vận dụng bài học vào cuộc sống một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)