Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 28 - 31)

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật TTHS về

1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988

Ngay từ khi thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã quan tâm đến hoạt động cơng tố. Lúc đầu, các Cơng tố viên thuộc biên chế trong Tịa án và giữ vai trò là người buộc tội tại phiên Tòa. Từ năm 1948 đến 1950 đã diễn ra cuộc cải cách hành chính theo quy định của Sắc lệnh 254/SL ngày 19.11.1948 của Chủ tịch nước. Theo đó, Cơng tố viên nằm trong cơ quan tư pháp được thành lập ở các Ủy ban kháng chiến hành chính cấp huyện trở lên. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ thì Cơ quan Cơng tố và Cơng tố viên chịu sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chính. Trong q trình kiện tồn bộ máy nhà nước, ngày 22.05.1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Theo đó, Cơng tố viên ở giai đoạn này khơng chỉ có quyền truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tịa mà cịn “có quyền kháng cáo về việc hộ cũng

như về việc hình”23. Việc mở rộng thẩm quyền của Công tố viên cũng như cơ quan công tố với tư cách là người đại diện cho cơng quyền như vậy, cho thấy vai trị của cơ quan công tố ngày càng được đề cao trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong phiên họp ngày 29 tháng 04 năm 1958, đã quyết định việc thành lập Viện Công tố và hệ thống cơ quan công tố tách khỏi Bộ tư pháp, đặt tên Viện Công tố trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ và có trách nhiệm, quyền hạn như một Bộ. Trên cơ sở đó, ngày 01.07.1959, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 256/TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố theo đề nghị của Viện trưởng Viện Cơng tố trung ương. Theo đó, Viện Cơng tố có nhiệm vụ “giám sát việc tuân thủ và chấp

hành pháp luật nhà nước, truy tố theo luật hình những kẻ phạm pháp”. Nhiệm vụ cụ

thể và đầu tiên của Viện Cơng tố lúc đó là “điều tra và truy tố trước Tịa án những

kẻ phạm pháp về hình sự”. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, “Viện Cơng tố có

23 Điều 15, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22.05.1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về cải cách bộ

máy tư pháp và luật tố tụng, http://thuvienphapluat.vn/archive/Sac-lenh/Sac-lenh-85-SL-cai-cach-bo-may- Tu-phap-Luat-To-tung-vb36571t18.aspx, truy cập ngày 20.03.2013.

trách nhiệm áp dụng những biện pháp thích đáng theo pháp luật để xử lý mọi hành vi phạm pháp, mọi phần tử phạm pháp”24.

Như vậy, ngay từ khi được tách thành một cơ quan độc lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Viện Cơng tố đã được xác định là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra và truy tố trước Tịa án những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Và khi thực hiện nhiệm vụ đó, Viện Cơng tố có quyền áp dụng những biện pháp thích đáng theo pháp luật để xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tức là Viện Cơng tố được thực hiện những quyền năng thuộc phạm vi công tố mà pháp luật cho phép để truy cứu TNHS đối với người có hành vi phạm tội. Về tổ chức, cơ quan công tố đã được tổ chức thành một hệ thống độc lập có bộ máy từ Trung ương xuống địa phương bao gồm: Viện công tố Trung ương, Viện công tố cấp tỉnh, Viện công tố cấp huyện và Viện cơng tố phúc thẩm khu vực. Ngồi chức năng thực hành quyền công tố, Điều 1 Nghị định 256/TTg cịn quy định Viện Cơng tố cịn có quyền: giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của cơ quan điều

tra; giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của các Tòa án; giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc thi hành các bản án về hình sự, dân sự và trong hoạt động của cơ quan giam giữ và cải tạo. Đây là bước cải cách quan trọng có tính

chất q độ, chuẩn bị cho việc chuyển Viện Công tố thành Viện kiểm sát nhân dân vào năm 1960.

Như vậy, thời kỳ từ năm 1945 đến 1959, cơ quan công tố ở Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện cả về tổ chức và thẩm quyền, lúc đầu là một bộ phận nằm trong hệ thống Tòa án (1946 - 1948), sau đó chuyển sang nằm dưới sự điều khiển của Ủy ban hành chính kháng chiến (1948 - 1957) và đã hình thành một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập (1958 - 1959); từ chỗ chỉ đóng vai trị là người buộc tội trong phiên tịa hình sự, cơ quan cơng tố đã có quyền khởi tố vụ án, điều tra và truy tố người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự ra Tịa án.

Bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 50, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đòi hỏi phải tăng cường hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện Công tố với hai chức năng là Công tố và giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật trong hoạt động tư pháp nhưng trực thuộc Chính phủ đã khơng cịn phù hợp. Từ đó, Nhà nước đã quyết định thành lập hệ thống cơ quan VKSND trên cơ sở hệ thống cơ quan Viện Cơng tố, đó là một hệ thống cơ quan độc lập tách ra khỏi hành

24 Điều 1 và Điều 2, Nghị Định 256/TTg ngày 01.07.1959 của Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố, http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi- dinh/Nghi-dinh-256-TTg-quy-dinh-nhiem-vu-va-to-chuc-cua-Vien-Cong-to-vb21259t11.aspx, truy cập ngày

pháp và trực thuộc Quốc hội (Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). Mặc dù được kế thừa chức năng của Viện công tố, nhưng khi quy định về chức năng của VKSND, Hiến pháp 1959 chỉ ghi nhận “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định”25. Quy định này sau đó được cụ thể hóa tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND được Quốc hội nước Việt nam dân chủ cộng hịa thơng qua ngày 15.07.1960 và được Chủ tịch nước công bố vào ngày 26.07.1960. Nhiệm vụ của VKSND là “kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật

được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững”26. Mặc dù tại điểm b Điều 3 Luật này quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao thì VKS có quyền “Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy

tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự”, nhưng từ đó, trong

nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như trong việc xây dựng pháp luật, chúng ta đã có quan niệm rằng chức năng chính, chủ yếu của VKS là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Đây là phương diện hoạt động chủ yếu, quy định nên vị trí và vai trị của hệ thống cơ quan VKS trong bộ máy nhà nước. Thậm chí có quan điểm khác cịn cho rằng, VKS chỉ có chức năng duy nhất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật, còn thực hành quyền công tố chỉ là một quyền năng để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Chính trong nội bộ ngành Kiểm sát cũng đã có lúc nhận thức rằng: Khi thực hành quyền công tố,

VKSND cần xác định: đối với hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra đòi hỏi VKSND phải kiểm tra, xem xét để xác định tính có căn cứ, tính hợp pháp của các hoạt động điều tra. Đảm bảo mọi hoạt động điều tra được tiến hành khách quan, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội, đảm bảo đưa vụ án ra trước Tịa án xét xử theo pháp luật27. Từ đó, có

quan điểm cho rằng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là một: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện các chức năng do luật TTHS quy định, để kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra tội phạm nhằm truy tố và buộc tội người phạm tội trước Tòa án, nhằm đạt được mục

25 Xem Điều 105 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959.

26 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.

27 Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình cơng tác kiểm sát (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 90.

đích xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ các quyền và tự do của con người, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)