Quyền quyết định việc truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 45 - 56)

2.1. Pháp luật thực định về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều

2.1.5. Quyền quyết định việc truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự

Khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 105, hoặc khi xác định rõ một trong các căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 107 BLTTHS, hoặc khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 BLHS thì CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án do CQĐT chuyển đến, VKS phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định đình chỉ điều tra. Nếu thấy việc đình chỉ điều tra có căn cứ và đúng pháp luật, VKS ban hành quyết định kết luận kiểm sát việc đình chỉ điều tra trong đó nêu rõ quan điểm của VKS về quyết định đình chỉ của CQĐT và trả lại hồ sơ vụ án cho CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy việc đình chỉ điều tra khơng có căn cứ, VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra; hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT đồng thời quyết định truy tố bị can ra xét xử nếu đủ căn cứ để truy tố theo quy định tại khoản 4 Điều 164 BLTTHS. Như vậy, CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra nhưng VKS mới là cơ quan có thẩm quyền quyết định cuối cùng việc dừng điều tra vụ án, chấm dứt hoạt động điều tra53.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 160 BLTTHS, CQĐT quyết định tạm đình chỉ điều tra khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y, hoặc trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu, hoặc trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra. Sau khi ra Quyết định

52

Xem điểm c khoản 2 Điều 36 và Điều 161 BLTTHS.

53

tạm đình chỉ điều tra, CQĐT phải gửi quyết định đó cho VKS cùng cấp để kiểm tra tính có căn cứ và đúng pháp luật của quyết định tố tụng đó. Nếu thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra của CQĐT khơng có căn cứ, VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra của CQĐT và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra, lúc này hoạt động thực hành quyền công tố của VKS đối với vụ án hình sự đó vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong quá trình vụ án được tạm đình chỉ điều tra, khi thấy lý do tạm tạm đình chỉ điều tra khơng cịn nữa, VKS có quyền yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra. Trong trường hợp vụ án được tạm đình chỉ điều tra vì Bị can trốn hoặc khơng xác định được Bị can đang ở đâu, VKS có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án54.

Theo quy định tại Điều 165 BLTTHS, khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra, CQĐT có thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi nhận được quyết định phục hồi điều tra của CQĐT, nếu thấy lý do việc phục hồi điều tra khơng có căn cứ và khơng đúng quy định, thì VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định phục hồi điều tra của CQĐT55.

Nếu việc điều tra bị đình chỉ do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc tội phạm đã được đặc xá (quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 107 BLTTHS) mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì CQĐT hoặc VKS ra quyết định phục hồi điều tra. Tuy nhiên, ở đây lại có một vướng mắc đó là các Điều 36 và 112 BLTTHS khơng quy định Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS có thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự56.

Trên đây là những quy định của pháp luật TTHS hiện hành về quyền hạn và trách nhiệm của VKS khi thực hành quyền công tố. Trong thời gian qua, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, tồn ngành kiểm sát đã có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao nhất là chức năng thực hành quyền công tố.

2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ 2008 đến 2013

Đánh giá đầy đủ, đúng đắn kết quả thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một vấn đề quan trọng để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu cũng như của những tồn tại, làm cơ sở cho việc xác định những giải pháp và

54 Xem Điều 160 BLTTHS. 55 Xem Điều 165 BLTTHS. 56 Xem các Điều 36, 107 và 112 BLTTHS.

đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng công tố của VKS.

Trong những qua, hoạt động thực hành quyền cơng tố của VKS các cấp đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mặc dù số lượng vụ án hình sự xảy ra hàng năm đều tăng theo tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm ngày càng cao nhưng hoạt động công tố vẫn đạt kết quả tốt. Theo thống kê của VKSNDTC thì từ ngày 01.12.2007 đến ngày 31.05.2013, các CQĐT đã thụ lý giải quyết 502.948 vụ/ 750.877 bị can. Trong đó, năm 2008 các CQĐT thụ lý 87.168 vụ/135.967 bị can; sang năm 2009 do BLHS sửa đổi đã nâng mức định lượng đối với những tội phạm xâm phạm sở hữu, tội xâm phạm trật tự xã hội lên nên số vụ án CQĐT thụ lý còn 82.883 vụ/128.274 bị can; tuy nhiên năm 2010 thì tình hình tội phạm lại tăng lên với 93.708 vụ/151.007 bị can được các cơ quan có thẩm quyền khởi tố. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, các CQĐT đã khởi tố 55.756 vụ án hình sự57. Để việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật thì VKS các cấp đã chủ động thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước đã giao cho thông qua các quy định của BLTTHS năm 2003. Điều đó được thể hiện trên một số kết quả như sau:

Trước hết đó là hoạt động khởi tố vụ án hình sự: trong thực tiễn, hầu hết các vụ án hình sự do CQĐT khởi tố nhưng có những trường hợp, vì lý do nào đó, CQĐT khơng khởi tố thì VKS các cấp thấy cần thiết phải khởi tố để truy cứu TNHS đối với người phạm tội nên đã yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc tự mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự rồi chuyển đến CQĐT để tiến hành điều tra theo quy định của BLTTHS. Trong kỳ thống kê thì trong tổng số 502.948 vụ án được các CQĐT thụ lý, có 197 vụ án hình sự được VKS các cấp trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đặc biệt là năm 2012, VKS các cấp đã trực tiếp khởi tố 69 vụ án hình sự. Ngồi ra, VKS các cấp cịn ban hành 1.832 yêu cầu gửi đến các CQĐT để yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, trong đó các CQĐT đã chấp thuận khởi tố 1.568 vụ án hình sự chiếm tỷ lệ 85,58%58. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành có một thực trạng là trong trường hợp VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố thì trước đó VKS đã u cầu CQĐT khởi tố vụ án nhiều lần nhưng cơ quan này không thực hiện. Bởi theo Điều 114 BLTTHS thì yêu cầu khởi tố vụ án của VKS chưa phải là việc bắt buộc CQĐT phải thực hiện59. Hơn nữa, khi VKS khởi tố rồi chuyển lại chính CQĐT đã khơng chấp nhận khởi tố để tiến hành điều tra thì việc điều tra, thu thập chứng cứ sẽ không

57 Xem Bảng số liệu thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra tại phụ lục số 01.

58

Xem Bảng Hoạt động thực hành quyền cơng tố trong khởi tố vụ án hình sự tại phụ lúc số 02.

59

đảm bảo khách quan, tồn diện và cũng khơng mang tính kịp thời trong điều tra, xử lý tội phạm nữa. Thiết nghĩ khi xây dựng BLTTHS mới chúng ta nên sửa đổi, bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS: được quyền khởi tố vụ án nếu CQĐT không thực hiện yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của VKS để đảm bảo tính kịp

thời trong xử lý tội phạm và người phạm tội; đồng thời mở rộng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC quy định tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS hiện hành để cơ quan này có thể điều tra các vụ án do VKS các cấp khởi tố.

Đồng thời, khi thực hiện quyền năng tố tụng của mình ở giai đoạn phát động quyền cơng tố, mỗi năm VKS các cấp đã trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố hàng ngàn bị can và đa số đều được CQĐT chấp thuận. Khi thực hiện quyền năng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của các CQĐT, VKS các cấp đã kiểm tra tính có căn cứ và đúng pháp luật của các quyết định này. Từ đó đã phát hiện nhiều quyết định khởi tố bị can của các CQĐT khơng có căn cứ nên đã ra quyết định hủy bỏ. Trong kỳ thống kê, VKS các cấp đã ra quyết định không phê chuẩn 2.562 quyết định khởi tố bị can; ra quyết định hủy 1.501 quyết định khởi tố bị can của các CQĐT60. Qua thực tiễn thực hành quyền công tố nhận thấy, các quyết định tố tụng nhằm thực hành quyền công tố nêu trên của VKS các cấp đều đúng pháp luật, chưa có quyết định nào bị VKS cấp trên hủy bỏ theo quy định của pháp luật TTHS. Đây là thành tựu rất lớn trong việc chống làm oan người khơng có tội. Ngồi ra, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự cụ thể, VKS các cấp cịn yêu cầu CQĐT ra các quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can khi phát hiện tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội của bị can đã bị khởi hoặc ngoài tội phạm đang được khởi tố điều tra, người phạm tội cịn có hành vi phạm tội khác cần phải bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, những hoạt động thực hành quyền công tố nêu trên chưa được cập nhật trong hoạt động thống kê của VKSNDTC nên chưa có số liệu cụ thể.

Trên thực tế hiện nay, ngồi những vụ án đã rõ thì CQĐT tiến hành khởi tố vụ án và bị can ngay; còn đối với những vụ án phức tạp nhất là những vụ án liên quan đến những tội danh như “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, các tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn đều được CQĐT và VKS cùng cấp trao đổi quan điểm xử lý trước khi khởi tố nhằm đảm bảo việc khởi tố, điều tra và truy tố được đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, tránh oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Thực tế cho thấy, ở nơi nào mà VKS quan tâm, đề ra những quy định cụ thể, các biện pháp cụ

60

Xem Bảng Thực hành quyền công tố trong việc hủy bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra tại phụ lục số 03.

thể, thiết thực để tổ chức thực hiện, xây dựng tốt mỗi quan hệ phối hợp với CQĐT thì ở đó chất lượng cơng tác thực hành quyền cơng tố được nâng lên rõ rệt.

Liên quan đến quyền năng này, chúng tôi thấy BLTTHS hiện hành đang quy định làm hạn chế hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố trong hoạt động khởi tố bị can, đó là: chưa giao cho VKS thẩm quyền khởi tố bị can trong trường hợp vụ

án đang được điều tra. Pháp luật TTHS hiện hành quy định VKS chỉ được khởi tố

bị can khi CQĐT đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang VKS để đề nghị truy tố. Tức là sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra, VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố, thì VKS ra quyết định khởi tố bị can và chuyển hồ sơ vụ án lại cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung. Tuy nhiên, quy định này của BLTTHS cũng bị trùng lặp bởi tại Điều 168 quy định một trong những căn cứ để VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là có căn cứ xác định cịn có người phạm tội khác hoặc hành vi phạm tội khác chưa được khởi tố, điều tra. Hơn nữa, việc quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra là khơng hợp lý61. Bởi khi đó VKS phải ra quyết định trả hồ sơ để CQĐT tiến hành điều tra bổ sung chứ không thể tách một bị can hay một hành vi phạm tội trong vụ án đó ra xử lý bằng một vụ án khác được. Và cũng như việc VKS khởi tố vụ án hình sự, khi VKS khởi tố bị can thì phải chuyển hồ sơ vụ án đến CQĐT để tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ nhằm buộc tội đối với bị can đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì trước đó VKS đã yêu cầu nhưng CQĐT khơng thực hiện (vì Điều 114 BLTTHS quy định yêu cầu khởi tố bị can của VKS không bắt buộc CQĐT phải thực hiện) nên khi buộc phải điều tra thì kết quả điều tra sẽ khơng đảm bảo khách quan. Vì vậy, chúng tơi thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 110 BLTTHS theo hướng mở rộng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC để cơ quan này được điều tra những vụ án hình sự mà VKS các cấp trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Ngoài ra, theo quy định của BLTTHS hiện hành thì thời hạn để xem xét việc phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của VKS là ba ngày kể từ khi nhận được quyết định tố tụng và các tài liệu khác do CQĐT chuyển đến. Thời hạn quy định như trên là quá ngắn cho việc xem xét phê chuẩn trong các trường hợp phức tạp. Trên thực tế thì trong các trường hợp này, VKS thưởng trả hồ sơ cho CQĐT để yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ mà chưa ra các quyết định không phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Vì

61

vậy, để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, khi xây dựng BLTTHS mới, chúng tôi nghĩ cần phải thay đổi thời hạn này theo hướng kéo dài hơn.

Về thực hiện quyền đề ra yêu cầu điều tra: Khi thực hành quyền công tố trong việc thu thập tài liệu chứng cứ, trên tinh thần chủ động, tích cực của các KSV được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, VKS các cấp đã tăng cường hoạt động kiểm sát điều tra ngay từ đầu để bảo đảm hiệu quả thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án. Trong giai đoạn điều tra, các KSV đã chú trọng nghiên cứu hồ sơ và cùng ĐTV đánh giá chứng cứ từ đó đề ra yêu cầu điều tra để yêu cầu CQĐT mà cụ thể là ĐTV được phân công điều tra vụ án đó thu thập tài liệu, chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật TTHS quy định. KSV phối hợp chặt chẽ với CQĐT để cùng đẩy nhanh tiến độ điều tra, thu thập đầy đủ các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội qua đó đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, KSV còn trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như hỏi cung

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)