1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật TTHS về
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003
Trong Báo cáo tổng kết hoạt động của VKS qua 25 năm (1960-1985) của VKSND tối cao đã có nhận định: cần nhận thức chức năng của VKSND là thực hiện
kiểm sát tối cao việc tuân theo pháp luật với mục tiêu duy nhất là đảm bảo pháp chế thống nhất. Chính vì vậy, trong cơng tác nghiên cứu lý luận cũng như việc tổ chức
thực hiện chức năng của VKSND trong suốt thời gian dài, từ năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức VKSND 1992, chúng ta chỉ tập trung chú trọng vào chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, xem nhẹ chức năng thực hành quyền cơng tố. Điển hình là việc xây dựng BLTTHS 1988. Khi xây dựng Bộ luật này, các nhà làm luật vẫn mang nặng tư duy cho rằng thực hành quyền công tố là một quyền năng của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự nên đã đặt tên Chương XIV của Bộ luật này là: Kiểm sát điều tra, quyết định truy tố. Những quy định ban đầu của Bộ luật này chủ yếu đề cập đến chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Chỉ đến khi được sửa đổi bổ sung vào những năm 1990, 1992 và 2000 thì trong Bộ luật này mới có những quy định thể hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKS như: quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, điều tra những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nhân thân của Bị can….bản thân các quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của VKS trong Bộ luật này cũng chưa tách bạch được đâu là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đâu là hoạt động thực hành quyền công tố.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì trong lĩnh vực TTHS, VKSND đồng thời thực hiện hai chức năng, chức năng thực hành quyền công tố độc lập với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Điều này càng được làm sáng tỏ trong nhận thức cũng như quá trình xây dựng pháp luật từ những năm đầu của thập kỷ 90, khi đề cập đến chức năng của VKS. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 4.12.1991 chỉ đạo việc xây dựng Hiến pháp 1992 đã kết luận VKSND giữ hai chức năng, đó là: chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực
hành quyền công tố. Kết luận nêu trên đã được pháp luật hóa tại Điều 137 Hiến
pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức VKSND 1992. Kể từ đây, quan niệm về hai chức năng của VKSND đã trở nên rõ ràng hơn trong nghiên cứu khoa học pháp lý và ở phương diện tổ chức thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và những việc làm
vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chức năng thực hành quyền công tố vẫn bị xem nhẹ hơn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “VKSND thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp”. Vì vậy, Quốc hội đã xem xét chức năng của cơ quan VKS và đi
đến kết luận: Việc xác định lại chức năng, nhiệm vụ của VKSND là một bước điều chỉnh quan trọng nhằm thực hiện chủ trương đã được Đại hội IX của Đảng xác định, bảo đảm cho VKS các cấp tập trung lực lượng vào việc thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, là những nhiệm vụ không thể giao cho cơ quan khác thực hiện. Từ đó, Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 đã khẳng định VKSND có hai chức năng, chỉ điều chỉnh phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. VKS không làm công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên mọi lĩnh vực, chỉ thực hiện chức năng này trong lĩnh vực tư pháp28. Luật tổ chức VKSND được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 2.4.2002 và có hiệu lực từ ngày 1.10.2002 đã quy định tại Điều 1: VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật29. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp, thực hành quyền công tố được xác định là một chức năng của VKSND, chức năng này có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mặc dù BLTTHS 1988 được xây dựng trên cơ sở kết thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật TTHS truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ, nhưng trong quá trình thi hành đã thể hiện những hạn chế và bất cập nên đã được sửa đổi vào các năm 1990, 1992 và 2000. Tuy nhiên, những lần sửa đổi đó mới chỉ tập trung vào những vấn đề cấp bách để đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm, chưa có điều kiện để sửa đổi một cách cơ bản và tồn diện. Thực tiễn địi hỏi những tư tưởng, đường lối về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng đã được pháp luật hóa thành các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2002, Luật tổ chức VKSND năm 2002, Luật tổ chức TAND năm 2002 phải trở thành những quy định của BLTTHS. Khi BLTTHS 2003 được ban hành, nội dung thực hành quyền cơng tố trong TTHS nói chung và thực hành quyền công tố trong giai
28 Xem Điều 137, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
29
đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho VKS các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trước những đòi hỏi nêu trên, Bộ luật tố tụng hình sự mới (BLTTHS 2003) đã được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp thứ tư vào ngày 26 tháng 11 năm 2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.
Kết luận chƣơng 1
1. Quyền công tố xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Quyền Công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho cơ quan VKS để phát hiện tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Để làm được điều này, VKS phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tồ.
2. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn của TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự và tiến hành các hoạt động điều tra do pháp luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố của VKS và xét xử của Tịa án. Theo đó, Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố, để truy cứu TNHS đối với người phạm tội, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố hoặc VKS hủy bỏ việc đình chỉ điều tra của CQĐT để quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS.
3. Ngay từ khi thành lập, Nhà nước ta đã quan tâm đến hoạt động thực hành quyền công tố nên đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong đó xác định về tổ chức và hoạt động cũng như quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng này. Tuy nhiên, việc chưa xác định rõ ranh giới giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên trong một thời gian dài, chức năng thực hành quyền công tố chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng BLTTHS 2003 đã có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ