Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 75 - 97)

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành

3.2.2. Các giải pháp khác

3.2.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, việc tăng cường cán bộ có năng lực cho các đơn vị làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là điều đầu tiên phải được chú trọng. Bác Hồ đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của

mọi công việc” hay mn việc có thành hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém.

Các văn kiện của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02.01.2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02.05.2006 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đã nêu rõ việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để VKS có thể làm tốt chức năng thực hành quyền công tố. Trong những năm qua, công tác tổ chức và cán bộ của ngành Kiểm sát đã có nhiều thay đổi để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Đó là việc ngành kiểm sát đã thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy tổ chức của ngành. Cụ thể là đã giải thể các đơn vị làm công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội; giải thể CQĐT của các VKS cấp tỉnh; thành lập các đơn vị nghiệp vụ tương ứng với các CQĐT của Bộ Công an và CQĐT

các cấp để làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở các cấp kiểm sát.

Năm 2009, VKSNDTC đã trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội Đề án bổ sung biên chế, số lượng KSV, ĐTV ngành kiểm sát; được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng biên chế toàn ngành kiểm sát nhân dân là 13.743 người, tăng mới 1.896 người so với năm 200484. Đây là thuận lợi rất lớn cho ngành kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, như báo cáo của Viện trưởng VKSND TC về công tác của ngành kiểm sát tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII đã nhìn nhận “một số lãnh đạo, Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp

chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao;năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế nhưng chưa cố gắng học tập vươn lên”.

Với nhận thức coi hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là những hoạt động có ý nghĩa then chốt, mang tính quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của các hoạt động TTHS của VKS nói chung, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn điều tra nói riêng, cần phải tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao, phù hợp cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự.

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, chúng tơi nghĩ cần phải qn triệt đầy đủ tư tưởng, nắm vững quan điểm và thực hiện đúng đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho những người tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKS. Bản chất của hoạt động thực hành quyền cơng tố địi hỏi các VKS phải đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp trong việc quyết định truy tố hay không truy tố người phạm tội và hành vi phạm tội của họ. Để làm được điều đó, các VKS phải nắm vững pháp luật, quán triệt đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và trước hết là trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm, vi phạm pháp luật. VKS các cấp sẽ không thể thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố nếu trong nhận thức và áp dụng pháp luật không quán triệt đầy đủ, thấu đáo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cơng tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn

84 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (năm 2011), Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về

điều tra đòi hỏi các VKS phải quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong khi giải quyết từng vụ việc cụ thể, góp phần phục vụ các yêu cầu chính trị đặt ra cho từng giai đoạn khác nhau và qua đó giải quyết tình trạng vi phạm và tội phạm.

Việc nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cịn là nhu cầu của chính đời sống chính trị, pháp luật hiện nay. Do nhu cầu khách quan, các văn bản pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung hàng ngày và thậm chí hàng giờ. Điều đó địi hỏi các VKS phải cập nhật được các văn bản, nắm vững nội dung cũng như tinh thần của từng điều luật cụ thể để áp dụng trong hoạt động thực tiễn. Các VKS phải nắm vững, đầy đủ các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để phục vụ cho việc thực hiện chức năng của ngành. Các VKS sẽ không thể thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra được tốt nếu chỉ nắm vững pháp luật về hình sự mà khơng nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để làm căn cứ cho việc kết luận về các hành vi phạm tội có liên quan.

Từ những giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ nêu trên, để hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự đạt chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng được các yêu cầu của tình hình mới, việc đổi mới tổ chức và cán bộ ở ngay các khâu công tác này thực sự trở nên cấp thiết. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, việc bố trí, sắp xếp cán bộ phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc để bố trí con người cho đúng việc, hợp với sở trường, năng lực của họ, nhằm phát huy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người. Quá trình cải cách tư pháp đã cho thấy rõ xu hướng phát triển của VKS trong những năm tới. Theo chủ trương của Đảng, chức năng của VKS đã được điều chỉnh theo hướng VKS tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, VKS cần tập trung hơn nữa vào việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Hiện nay, ngành kiểm sát đang có chủ trương coi Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động nghiệp vụ quan trọng, là khâu trọng yếu, có ý nghĩa quyết định nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này mới có thể có những quyết định đúng đắn nhất, kịp thời nhất trong công tác tổ chức và cán bộ, đáp ứng yêu cầu công việc.

3.2.2.2.Giải pháp về nhận thức và thực hiện đúng, đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Nắm vững và thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành trước hết là nhận thức đầy đủ, thống nhất không chỉ về nội dung mà cả tinh thần của điều luật. Luật tổ chức VKSND 2002 và BLTTHS 2003 đã nhấn mạnh chức năng thực hành quyền công tố trong quan hệ với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đây là các qui định nhằm khẳng định vị trí trọng tâm, có tính ưu tiên của chức năng thực hành quyền cơng tố, nhằm bảo đảm tính có căn cứ, tính hợp pháp trong việc VKS xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nắm vững và thực hiện đầy đủ các qui định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành tức là phải nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa các công tác thực hiện chức năng; nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền hạn của VKS với trách nhiệm của VKS các cấp trong việc thực hiện các quyền hạn đó.

Để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong điều kiện cải cách tư pháp, địi hỏi các VKS khơng chỉ được đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc mà quan trọng là phải có sự chuẩn bị về con người, nhất là sự chuẩn bị về năng lực, trình độ của các cán bộ, KSV mới mong thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Việc chuẩn bị về con người nêu trên, theo chúng tôi phải bắt đầu từ việc giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ của KSV. Có thể nói, ln ln rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị và nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm là địi hỏi khơng phải của riêng q trình cải cách tư pháp, mà là địi hỏi có tính thường xuyên, liên tục đối với người cán bộ kiểm sát nói chung và đối với KSV nói riêng. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đánh giá: “Công tác cán

bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước”.

Để nâng cao chất lượng cán bộ đòi hỏi trước hết mỗi KSV phải tự rèn luyện ý thức chính trị. Rèn luyện ý thức chính trị tức là địi hỏi cán bộ, KSV phải luôn luôn nắm vững các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như các nghị quyết liên quan đến công tác của VKS. Các KSV còn phải quán triệt đầy đủ những chủ trương của cấp uỷ Đảng về các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để hướng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra phục vụ có hiệu quả hơn. Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp KSV thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của ngành một cách có lý, có tình qua đó giúp KSV vận dụng pháp luật được đúng đắn. Xa rời ý thức chính trị dễ làm cho KSV đánh mất ý thức rèn luyện, dễ bị những lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật. Việc rèn luyện ý thức chính trị ln phải đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cơng minh,

chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn”. Hoạt động thực hành quyền công

tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự làm cho KSV hàng ngày, hàng giờ phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm. Nếu KSV không được trau dồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị của mình thì rất dễ bị những mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ. Khi KSV có ý thức chính trị, có phẩm chất đạo đức sẽ biết cách khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không thụ động, không ỷ lại vào cấp trên, không đổ lỗi cho khách quan.

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một địi hỏi khách quan là phải tiếp tục nâng cao trình độ pháp lý và nghiệp vụ cho KSV. Là người thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố trong đó có những lúc chỉ đạo, định hướng cho hoạt động điều tra của ĐTV đòi hỏi KSV phải là người nắm vững pháp luật. Đồng thời, KSV phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thông thạo để sáng tạo, linh hoạt, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho KSV được đặt ra hết sức cấp bách. Cải cách tư pháp không những địi hỏi phải chuẩn hố tiêu chuẩn của đội ngũ KSV mà còn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa kỹ năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã đề ra. KSV không những phải học tập để nâng cao trình độ học vấn của mình theo đúng tiêu chuẩn luật định, mà còn phải trau dồi nhiều hơn nữa kỹ năng nghiệp vụ. KSV phải được thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới. Để đáp ứng yêu cầu nói trên, cần phải có kế hoạch định kỳ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho KSV, khắc phục tình trạng có KSV sau khi kết thúc đào tạo trình độ Cử nhân mà nhiều năm sau không được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ. Các tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng phải trở thành tiêu chuẩn không những của việc bổ nhiệm KSV mà còn là tiêu chuẩn của việc bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm chức vụ quản lý. Trường Đại học kiểm sát cần phải xây dựng nội dung, chương trình học theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. KSV cần được đào

tạo chuyên sâu theo các chuyên đề trực tiếp phục vụ cho nhu cầu công việc của họ hoặc theo các chuyên đề mà nhu cầu thực tế đòi hỏi như các chuyên đề kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý, án giết người, tội phạm có liên quan đến chính sách hồn thuế giá trị gia tăng, tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội phạm liên quan đến cơng nghệ cao…tựu trung lại, chúng ta phải xây dựng được một lực lượng KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thơng về pháp luật,

công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”85

như cuộc vận động do Viện trưởng VKSNDTC phát động trong năm thi đua 2013.

Để làm được điều đó, thiết nghĩ cần phải tổ chức các hội nghị tập huấn các Bộ luật, các luật mới được ban hành. Hoạt động này có ý nghĩa rất thiết thực đối với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp nói chung. Tuy nhiên, phần lớn các buổi tập huấn chỉ truyền đạt được những nội dung cơ bản nhất, chung nhất của các đạo luật. Phạm vi đối tượng được truyền đạt cũng còn rất hạn chế, mới tập trung vào cán bộ lãnh đạo. Về cơ bản, việc quán triệt, tập huấn các Bộ luật, luật và pháp lệnh đang được giao cho các đơn vị ở địa phương tổ chức, hoặc đơn ngành, hoặc liên ngành nên chất lượng chưa cao. Cán bộ, KSV làm công tác nghiệp vụ phải tự đọc, tự tìm hiểu là chính. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng là sự nhận thức nhiều lúc khơng đầy đủ, thiếu chính xác và khơng thống nhất. Để khắc phục tình trạng này, theo ý kiến chúng tơi, cần đổi mới quy trình, cách thức tổ chức việc tập huấn các Bộ luật, luật. Cụ thể là, sau tập huấn liên ngành, VKSNDTC phải tổ

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)