Quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khở

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 34)

2.1. Pháp luật thực định về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều

2.1.1. Quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khở

thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

BLTTHS 2003 quy định: “Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi

tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này30”. Là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố nên Pháp luật TTHS cũng trao cho VKS quyền khởi tố vụ án hình sự. Quyền năng tố tụng này được quy định tại Điều 104 BLTTHS: VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án31. Như vậy, VKS có quyền khởi tố vụ án hình sự nhưng chỉ trong hai trường hợp: một là, sau khi ra Quyết định hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự; hai là, nếu thấy yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử vụ án hình sự là có căn cứ. Trong những trường hợp này, Quyết định khởi tố vụ án hình sự sẽ được VKS chuyển đến CQĐT có thẩm quyền để điều tra. Trường hợp thứ hai thì ít xảy ra nhưng trường hợp thứ nhất thì nhiều.

Khi thành lập một Cơ quan nhà nước thì Nhà nước sẽ trao cho cơ quan đó một chức năng nhất định và để thực hiện chức năng đó thì thơng qua luật pháp, Nhà nước sẽ trao cho cơ quan đó những quyền hạn nhất định. Quyền hạn của Cơ quan nhà nước cũng đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan đó phải đảm bảo cho

30 Xem khoản 1 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

31 Điều 104 BLTTHS 2003 quy định: “… Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp

VKS hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.”

quyền hạn đó được thực thi trên thực tiễn. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố, VKS có trách nhiệm phải đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố. Nếu thấy tội phạm đã được phát hiện mà CQĐT chưa khởi tố thì VKS (mà trực tiếp là Viện trưởng, Phó viện trưởng được Viện trưởng phân công thực hành quyền cơng tố) có quyền u cầu CQĐT khởi tố án hình sự; nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra thì VKS yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự32

.

VKS có quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi thấy tội phạm đã khởi tố khơng đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc cịn có tội phạm khác chưa được khởi tố. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS phải gửi quyết định đó cho CQĐT để tiến hành điều tra33. Mặc dù pháp luật TTHS hiện hành quy định VKS có quyền ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng lại không quy định quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thiết nghĩ đây là một thiếu sót cần phải được chỉnh sửa, bổ sung khi xây dựng BLTTHS mới.

Cùng với các quy định về quyền quyết định của VKS trong việc khởi tố vụ án hình sự nhìn từ góc độ quan hệ tố tụng với CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, pháp luật còn quy định thẩm quyền của VKS trong việc quyết định khởi tố vụ án hình sự nhìn từ góc độ quan hệ tố tụng với Tồ án. Theo quy định của Điều 104 BLTTHS, qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự. Khi nhận được yêu cầu khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử, VKS phải xem xét, quyết định việc khởi tố. Nếu yêu cầu khởi tố vụ án có căn cứ thì VKS ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển đến CQĐT để tiến hành điều tra. Nếu xét thấy yêu cầu khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ, VKS có quyền ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự và thơng báo cho Tịa án có Hội đồng xét xử đã yêu cầu khởi tố biết. Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử, VKS phải xem xét, quyết định việc điều tra. Nếu thấy rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử có căn cứ thì VKS quyết định việc điều tra và chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự đến CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra. Nếu xét thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ, VKS có quyền

32

Xem điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự.

33

kháng nghị lên Toà án cấp trên để yêu cầu xem xét lại34. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất ít trường hợp Hội đồng xét xử vụ án hình sự ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Hơn nữa, về cơ sở lý luận thì Tịa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử nên việc quy định Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (là một hoạt động buộc tội) thì chính chúng ta lại mâu thuẫn trong việc quy định chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, chúng tơi nghĩ cần phải có sửa đổi lại quy định này khi xây dựng BLTTHS mới.

Sau khi vụ án đã được khởi tố để điều tra, nếu thấy vụ án hình sự đó có đủ các điều kiện như: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng và người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng, thì VKS có thể tự mình hoặc trên cơ sở đề nghị của CQĐT, ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án hình sự đã được khởi tố35

. Chỉ có VKS mới có quyền được xem xét, quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn; sau khi áp dụng, nếu Bị can hoặc người đại diện hợp pháp của Bị can khiếu nại về việc áp dụng thủ tục rút gọn thì VKS phải xem xét và trả lời trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Khi thấy căn cứ áp dụng thủ tục rút gọn khơng cịn thì VKS phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chung36. Khi đã áp dụng thủ tục rút gọn thì vụ án sẽ được điều tra, truy tố và xét xử theo thủ tục đặc biệt nhằm rút ngắn về thời gian, thủ tục để việc điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội được kịp thời nhưng vẫn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Thực hành quyền công tố trong hoạt động khởi tố bị can:

BLTTHS quy định rõ ràng, chặt chẽ thẩm quyền và trách nhiệm của VKS trong hoạt động khởi tố bị can. Điều này được thể hiện trong các hoạt động tố tụng cụ thể sau:

- VKS quyết định phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT, của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển:

Theo quy định của BLTTHS, khi CQĐT ra quyết định khởi tố bị can thì quyết định đó có hiệu lực ngay, tức là ĐTV có quyền tiến hành ngay các hoạt động điều tra cần thiết đối với bị can để làm rõ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định khởi tố bị can của CQĐT có tiếp tục cịn hay khơng, hồn tồn phụ thuộc vào việc VKS có phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT hay không. Theo

34 Xem khoản 3 Điều 109 BLTTHS.

35

Xem Điều 319 BLTTHS.

36

quy định của khoản 4 Điều 126 BLTTHS, khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố bị can cùng các tài liệu liên quan chứng minh quyết định khởi tố đó là có căn cứ và hợp pháp cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của CQĐT có căn cứ và hợp pháp, VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Quyết định phê chuẩn của VKS đối với quyết định khởi tố bị can của CQĐT là sự tiếp tục thừa nhận hiệu lực của quyết định khởi tố bị can. Nếu thấy quyết định khởi tố bị can của CQĐT khơng có căn cứ, VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, quyết định khởi tố bị can của CQĐT đương nhiên bị mất hiệu lực37. Bằng quy định trên, pháp luật đã tạo ra được một cơ chế chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng khởi tố bị can tràn lan, dẫn đến oan sai, đồng thời cũng ngăn ngừa việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở tăng cường trách nhiệm của CQĐT và VKS trong việc khởi tố bị can. Theo yêu cầu của pháp luật thì VKS phải chủ động cùng với CQĐT làm rõ các căn cứ của việc khởi tố bị can theo quy định pháp luật, bảo đảm cho việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT có căn cứ và đúng pháp luật.

- VKS quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc huỷ bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra:

Theo quy định tại Điều 127 BLTTHS, khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can khơng phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc cịn hành vi phạm tội khác thì CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành, Quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT phải được gửi đến VKS, cùng với các tài liệu liên quan chứng minh căn cứ để ban hành quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can đó để xét phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT có căn cứ và hợp pháp, VKS ra quyết định phê chuẩn và nếu thấy khơng có căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT38. Trong thực tiễn thì hầu hết các quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT đều được VKS phê chuẩn bởi trong quá trình điều tra vụ án, KSV và ĐTV đã bàn và đi đến thống nhất rồi mới báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và Viện trưởng, Phó viện trưởng ban hành các quyết định tố tụng.

37

Xem Điều 126 BLTTHS.

38

- VKS có thẩm quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can; trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can:

Cùng với các quy định về thẩm quyền của VKS trong việc quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT, BLTTHS còn quy định thẩm quyền của VKS trong việc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT, cụ thể như sau: Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định cịn có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố; hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố; hoặc ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, bị can cịn có hành vi phạm tội khác chưa được CQĐT khởi tố để điều tra thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can, ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp VKS yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can nhưng CQĐT không thực hiện thì VKS có quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, VKS phải gửi quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra39. Qua các quy định trên cho thấy sự đề cao của pháp luật đối với vai trị của VKS khi thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, đặc biệt là trong việc phát động quyền cơng tố, khởi đầu cho q trình buộc tội một cá nhân cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động điều tra, nhằm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can của VKS thì theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành, VKS chỉ được khởi tố bị can trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra mà phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố, VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra40. Quy định này vừa chưa đáp ứng tính kịp thời trong việc xử lý tội phạm và người phạm tội; vừa trùng lặp về nội dung của các Điều luật với nhau nên cũng cần phải được xem xét sửa đổi.

2.1.2. Quyền đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; quyền yêu cầu thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật

Hoạt động thực hành quyền công tố của VKS chính là việc thay mặt Nhà nước thực hiện quyền công tố: truy cứu TNHS đối với người đã thực hiện hành vi

39

Xem khoản 2 Điều 127 BLTTHS.

40

phạm tội nhằm không để lọt tội phạm và người phạm tội nhưng cũng khơng làm oan người khơng có tội. Trong đó, thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên, mang tính quyết định đến kết quả của hoạt động cơng tố đối với vụ án hình sự đó. Vì vậy, pháp luật TTHS hiện hành trao cho VKS có quyền hạn những cũng đồng thời là trách nhiệm rất lớn, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Căn cứ để VKS thực hiện thẩm quyền đồng thời cũng là nhiệm vụ nêu trên là các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm bao quát của VKS trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể. Thẩm quyền và trách nhiệm bao quát của VKS thể hiện ở chỗ, ngay từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra, VKS phải đề ra các yêu cầu điều tra. Đây là một nội dung của hoạt động thực hành quyền cơng tố địi hỏi KSV khi được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)