Thời gian giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp của ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 89)

3. Ý nghĩa của luận văn

3.4.4 Thời gian giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp của ngườ

địa phương

Bảng 3.24 Tỷ lệ giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp của thành viên gia đình trong một năm

ĐVT: %

Thành viên gia đình

Thôn 2 Thôn 3 Thôn 5 Thôn 6 Trung bình 4 thôn

Người chồng 11,08 9,00 0,00 11,08 7,79

Người vợ 5,25 4,17 1,08 18,91 7,35

Con 10,00 6,08 13,33 17,41 11,70

Trung bình 8,77 6,41 4,80 15,80 8,95

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Nếu như trung bình số tháng các thành viên gia đình giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp đã ít: 13,06%, thì trung bình tỷ lệ các thành viên gia đình giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp lại còn ít hơn chỉ 8,95%. Có nghĩa là trong một năm 12 tháng, chưa đến 1/10 thời gian các thành viên gia đình giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp. Trung bình tỷ lệ các thành viên gia đình trên đia bàn xã Xuân Trạch, giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp nhiều nhất lại là người con 11,70%, ít nhất là người vợ 7,35% và người chồng là 7,79%. Có tỷ lệ nhiều nhất giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp là những người vợ ở thôn 6, những bà vợ ở thôn 3 có số tháng là ít hơn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các thôn khác chỉ 4,17%. Khác biệt nhất là tại thôn 5, không có tháng nào các người chồng giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp.

Để phát triển và đa dạng hóa sinh kế phi nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, nên khuyến khích phát triển các loại hình như dịch vụ. Nhất là các loại hình dịch vụ nông nghiệp cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, vừa thúc đẩy dịch vụ phát triển vừa tạo động lực cho nông nghiệp phát triển. Các loại hình này cũng phù hợp với người phụ nữ ở địa phương vì giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp và các hoạt động sinh kế nông nghiệp, vẫn có thể cùng lúc tham gia các hoạt động sinh kế nông nghiệp và chăm sóc gia đình. Vai trò sinh sản và tái sản xuất sức lao động của phụ nữ là yếu tố đảm bảo gìn giữ hạnh phúc gia đình và cộng đồng, cũng như có thời gian nhiều hơn để chăm sóc, giáo dục các con. Đảm bảo và phát triển hợp phần giáo dục trong gia đình, giáo dục nhà trường và ngoài xã hội.

Qua các kết quả nghiên cứu trên đây, ta chấp nhận giả thiết nghiên cứu cộng đồng địa phương giành thời gian cho hoạt động nông nghiệp nhiều hơn hoạt động phi nông nghiệp. Đây cũng là đặc điểm chung của nhiều nông hộ nói chung. Tuy nhiên, như đã phân tích nếu chỉ trồng chờ vào sinh kế nông nghiệp thì khó mà thoát nghèo được, phải giành nhiều thời gian hơn nữa cho các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp. Có nghĩa là thay đổi tỷ trọng lao động, việc làm giảm tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp tăng tỷ trọng nghề phi nông nghiệp. Cụ thể với địa bàn nghiên cứu là phát triển các nghề về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sản xuất, dịch vụ tổng hợp, thương mại, ... Với các thế mạnh của địa phương miền núi bắc trung bộ như chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, ...

3.5 Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững nhằm nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.1. Giải pháp chung

- Các xã cần căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập chung mang tính chất đồng bộ, lâu dài.

- Các địa phương chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.

- Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong phát triển sản xuất.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, giá trị cho sản phẩm nông sản.

- Đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất hướng đến nền sản xuất hàng hóa với giá trị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản xuất tại địa phương.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc huy động các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông sản.

- Các xã cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh nhằm thực hiện tốt việc thông tin dự báo, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong việc phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh và dự báo thiên tai.

- Làm tốt công tác tập huấn kiến thức cho người dân, giúp người dân hoạt động sản xuất đúng quy trình, đảm bảo năng xuất và chất lượng tốt nhất.

- Cần có nhiều chính sách hỗ chợ người dân, đặc biệt là hỗ trợ về vốn trong việc xoay vòng cũng như đầu tư mở rộng sản xuất.

Tóm lại: Giải pháp sinh kế bền vững đối với những địa phương miền núi, diện tích canh tác lúa nước ít, thiếu nước sản xuất là tập trung phát triển phương

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức sinh kế trồng trọt: lạc, sắn, ngô với sinh kế chăn nuôi là phát triển đàn đại gia súc, chăn nuôi lợn.

3.5.2 Giải pháp cụ thể để phát triển sinh kế đối với xã Xuân Trạch

Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích sinh kế tại xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sinh kế phát triển sản xuất tại địa bàn xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng như sau: a) Đối với nhóm hộ:

Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo giải pháp là sinh kế phi nông nghiệp, nếu chỉ tâp trung vào sinh kế nông nghiệp khó mà giàu có được.

- Đối với sinh kế nông nghiệp + Ngành trồng trọt:

Để phát triển sinh kế trồng trọt một cách bền vững tại địa bàn nghiên cứu, ta chọn các đối tượng cây trồng có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên (đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn) như: lạc, sắn, ngô. Cây lạc là loại cây trồng có tỷ lệ hộ trồng nhiều nhất tương ứng với đóng góp vào nhiều nhất chiếm 55,9 % thu nhập của trồng trọt, trong các đối tượng cây trồng tại địa phương.

Sắn cũng là loại cây trồng có đóng góp thứ 2 về thu nhập trồng trọt, đối với các hộ có trồng. Cây ngô đứng thứ 3 về tỷ lệ số hộ trồng và tương ứng đóng gó

, phơi khô làm thức ăn chăn nuôi: 10%. Bã sắn từ chế biến tinh bột được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn và bò, góp phần làm gia tăng thêm giá trị cây sắn với giá sản phẩm phụ (bã sắn) được giữ ổn định qua các năm. Thị trường tiêu thụ củ sắn tươi trên địa bàn huyện tương đối là ổn định. Các hoạt động sinh kế trồng trọt yêu cầu đầu tư ít hơn và ít rủi ro hơn nên có khả năng phù hợp hơn với nhóm hộ nghèo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Ngành chăn nuôi:

Để phát triển được sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương thì phát triển chăn nuôi lợn là lựa chọn phù hợp. Thức ăn cho chăn nuôi lợn và bò cũng còn có đóng góp của công thức thức ăn phối trộn với sản phẩm phụ của quá trình chế biến sắn. Vừa giảm chi phí thức ăn vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Do tận dụng được cả nguồn thức ăn xanh tự nhiên và bã sắn nên cũng chủ động được lượng thức ăn, giúp cho chăn nuôi trâu, bò có nhiều cơ hội phát triển. Đây là lợi thế cần được khai thác và phát huy để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào cho sản xuất như: giống, thức ăn và phòng trừ bệnh cho vật nuôi cũng như tiêu thụ vật nuôi. Đối với phát triển sinh kế chăn nuôi nên tập trung vào nhóm hộ trung bình vì đòi hỏi đầu tư cho phát triển sản xuất chăn nuôi là tương đối lớn.

- Đối với sinh kế phi nông nghiệp

Đối với sinh kế phi nông nghiệp cũng cần có giải pháp về đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,... Do thời gian giành cho sinh kế phi nông nghiệp tại địa phương người chồng chiếm nhiều hơn người vợ, nên lựa chọn nhóm đối tượng là người chồng trong gia đình sẽ hiệu quả hơn trong đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Còn đối với phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu, có điều kiện hãy ưu tiên các sinh kế giành một phần thời gian cho phi nông nghiệp như các loại hình dịch vụ gắn với nông nghiệp.

Đối với sinh kế phi nông nghiệp cũng cần có giải pháp về đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,... Do thời gian giành cho sinh kế phi nông nghiệp tại địa phương.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn "Nghiên cứu hoạt

động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch - huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình", chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

. Gây ra nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sinh kế của hộ nông dân. Tuy điều kiện tự nhiên còn khó khăn, nhưng hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương là đa dạng và phong phú, chứ không đơn điệu như giả thiết nghiên cứu đã đặt ra.

Sản xuất nông nghiệp vẫn là sinh kế chủ yếu của người dân trên địa bàn nghiên cứu chiếm gần 60% thu nhập, phi nông nghiệp đóng góp trên 40% thu nhập của nông hộ. Cũng giống như giả thiết nghiên cứu rằng thu nhập phi nông nghiệp thấp hơn thu nhập từ nông nghiệp. Trong khi ngành trồng trọt đóng góp trung bình trên 60 % thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi đóng góp chưa đến 40 % thu nhập. Sinh kế sản xuất ngành trồng trọt được xếp thứ tự theo đóng góp vào thu nhập của trồng trọt lần lượt là: lạc, sắn, ngô, hồ tiêu,... Sinh kế sản xuất ngành chăn nuôi được xếp thứ tự theo đóng góp vào thu nhập của chăn nuôi lần lượt là: lợn, bò, trâu, gà, vịt. Để phát triển sản xuất phù hợp với từng nhóm hộ, ta có các ưu tiên: nhóm hộ nghèo nên ưu tiên các sinh kế sản xuất ngành trồng trọt và nhóm hộ có điều kiện sản xuất tốt hơn nên tập trung phát triển sinh kế sản xuất ngành chăn nuôi.

Cộng đồng địa phương giành thời gian cho hoạt động nông nghiệp nhiều hơn hoạt động phi nông nghiệp. Số tháng trung bình mà các thành viên của gia đình giành toàn bộ thời gian để sản xuất nông nghiệp là 4,17 tháng so với 1,57 tháng cho sinh kế phi nông nghiệp. Đối với các thành viên trong gia đình, người vợ có số tháng trung bình giành toàn bộ thời gian để sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất là 6,46 tháng. Vì đóng góp về thời gian lao động sản xuất nông nghiệp của phụ nữ cho sinh kế nông nghiệp nhiều hơn. Dẫn đến nên đối tượng tập trung các hoạt động, chương trình, dự án, tập huấn, phát triển nông nghiệp,... tại địa phương giành cho người vợ trong gia đình. Do thời gian giành cho sinh kế phi nông nghiệp người chồng chiếm nhiều hơn người vợ, xem ra đào tạo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghề phi nông nghiệp cho nhóm đối tượng chủ yếu là người chồng trong gia đình sẽ hiệu quả hơn.

Khuyến nghị

Đối với Nhà nước

Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tạo điều kiện giúp nhân dân miền núi đầu tư phát triển sản xuất, chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo vùng miền, giúp nhân dân cải thiện đời sống, từng bước nâng cao khả năng hội nhập nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản xuất. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chi người dân. Cần có các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của hộ nông dân phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.

Đối với địa phương

Các ban ngành, cơ quan, UBND xã cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, nguồn nước,...

Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, tăng cường hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh.

Đối với những hộ nông dân

Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ phát triển để áp dụng và thực hiện trên gia đình nhà mình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nông dân cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, cần phát triển những loại cây (lạc, sắn, ngô), con (lợn, bò) có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội. Các hộ nông dân phải tự biết bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước,... Chuyển dịch chiến lược sinh kế theo hướng ưu tiên sinh kế phi nông nghiệp với người chồng và sinh kế nông nghiệp với người vợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Hồng Ánh (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ trên địa bàn xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng, tình Cao Bằng, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình 2006. Nghèo

đói và XĐGN ở Việt Nam - Nxb Nông nghiệp, 2007.

3. Dự án nâng cao hiệu quả hợp tác và học hỏi của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2008. Tài liệu tập huấn phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững. Hà Nội 20- 28 tháng 2 năm 2008.

4. Dự án 4FGF (2009), Văn kiện dự án kết nối sinh kế cộng đồng nông dân nghèo với thị trường công nghiệp hướng tới thân thiện môi trường.

5. Dự án 4FGF ( 2011), Tài liệu điều tra nông hộ tại xã Xuân Trạch.

6. Nguyễn Hữu Hồng, 2007. Bài giảng Phát triển cộng đồng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Dương Văn Sơn, 2009. .

8. Dương Văn Sơn, 2010. Tầm nhìn nông hộ lập kế hoạch chiến lược sinh kế: ứng dụng nghiên cứu và khuyến nông có sự tham gia

.

9. Dương Văn Sơn (2011), Bài giảng giám sát đánh giá, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Đức Quang (2011), Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

11. Nguyễn Văn Long (2010), Giáo trình Khuyến nông, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

, 2009,

.

13. UBND xã Xuân Trạch, 2011, Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)