Giới thiệu về dự án 4FGF

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 29)

3. Ý nghĩa của luận văn

1.2.1 Giới thiệu về dự án 4FGF

Dự án “Kết nối sinh kế cộng đồng nông dân nghèo với thị trường công nghiệp hướng tới thân thiện môi trường” còn có tên gọi khác là “Dự án Lương thực, Thức ăn chăn nuôi, Nhiên liệu và Sợi cho tương lai xanh tươi hơn (4FGF)”, vì vậy có thể gọi tắt là “Dự án 4FGF”, được thực hiện với thời gian hơn 4 năm, từ 14 tháng 1 năm 2009 đến 31 tháng 3 năm 2013, trong đó các hoạt động hiện trường sẽ kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2012.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục đích của dự án 4FGF là nhằm đem lại lợi ích cho người nghèo vùng cao dễ bị tổn thương thuộc tiểu vùng sông Mê Kông bằng các hoạt động tăng thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực qua các hệ thống nông nghiệp bền vững, nâng cao sự kết nối với tiến trình công nghiệp nông nghiệp thân thiện môi trường.

Mục tiêu của dự án 4FGF là cải thiện sinh kế nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ, thông qua hệ thống cây trồng/vật nuôi tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi, cây lấy sợi và cây nhiên liệu, với các liên kết thúc đẩy với các doanh nghiệp chế biến công nghiệp, nông nghiệp tại ba nước Cam Phu Chia, Lào và Việt Nam.

Dự án 4FGF phối hợp cùng với các đối tác nghiên cứu trong khu vực, kể cả lĩnh vực tư nhân để trao quyền về tài chính cho các đối tác nghiên cứu về các cơ hội kinh tế đang nảy ra, nhằm đạt được thu nhập cao hơn và cải thiện an ninh lương thực cho họ. Nông dân có được tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ nông nghiệp cải tiến để có hệ thống sản xuất bền vững hiệu quả hơn, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, đa dạng hoá sinh kế thông qua phát triển các liên kết thị trường để tăng giá trị sản xuất, và thông qua các doanh nghiệp có thể giúp họ bảo vệ

Dự án 4FGF có ba hợp phần chính. Trong quá trình thực hiện các hoạt động chủ yếu bao gồm:

* Hợp phần 1: Hệ thống nông nghiệp đa dạng để đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập. Hợp phần này bao gồm các hoạt động chính sau:

- Đào tạo cán bộ khuyến nông về phân tích và lập kế hoạch sinh kế có sự tham gia.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thiết lập các thí nghiệm ở trạm nghiên cứu, nhân giống cây trồng và các vật liệu khác.

- Các thí nghiệm trình diễn hiện trường tại nông hộ về cây lương thực, cây thức ăn chăn nuôi, chế biến & sử dụng thức ăn chăn nuôi và khí sinh học.

- Các đào tạo, phát triển lớp học hiện trường, hội thảo đầu bờ phối kết hợp với các đối tác đến từ các tổ chức của các Hệ thống Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (NARS).

- Đào tạo về chế biến thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật công nghệ bảo quản và phối hợp tỷ lệ thức ăn chăn nuôi.

Như vậy, các can thiệp liên quan đến hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương đều nằm ở hợp phần 1. Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng tập trung trong hợp phần này, đó là nghiên cứu hoạt động sinh kế cộng đồng.

* Hợp phần 2: Liên kết nhà sản xuất - nhà chế biến đối với thị trường công nghiệp nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Hợp phần này có các hoạt động chủ yếu sau đây:

- Phân tích GIS về các cây sắn, cây lấy sợi và các nguồn lực chế biến. - Kiểm kê các doanh nghiệp công nghiệp nông nghiệp.

- Đánh giá và phân tích các liên kết nhà sản xuất - nhà chế biến hiện có và các chuyến thăm tới các doanh nghiệp sử dụng bã thải chế biến.

* Hợp phần 3: Chia sẻ kiến thức để thúc đẩy đổi mới

- Phát triển các vật liệu có thể mở rộng: các kết quả nghiên cứu về cây trồng, vật nuôi.

- Các chuyến thăm quan và đào tạo về các doanh nghiệp công nghiệp nông nghiệp thành công.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Hội thảo, hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm ở phạm vi quốc gia và khu vực.

Tương ứng với các hợp phần trên đây, dự án 4 FGF có các đầu ra như sau:

- Đầu ra 1: sự cải thiện về thu nhập và an ninh lương thực của nhóm người hưởng lợi mục tiêu của dự án thông qua sự gia tăng sản xuất các cây trồng hàng hoá, cây lương thực, cây thức ăn chăn nuôi đã lựa chọn và sử dụng sản phẩm phụ trong chế biến công nghiệp, nông nghiệp.

- Đầu ra 2: Các lợi ích của người sản xuất nhỏ (nông dân) và nhà chế biến nhỏ cấp thôn bản thông qua việc tăng các cơ hội thị trường.

- Đầu ra 3: Phát triển các diễn đàn đối thoại cấp địa phương và khu vực để thúc đẩy quản lý và chia sẻ kiến thức giữa các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà khoa học, nhà lập chính sách và nhà đầu tư.

Dự án 4FGF làm việc trực tiếp với bốn dự án đầu tự do IFAD tài trợ (2 ở Việt Nam, 1 ở Cam Phu Chia và 1 ở Lào), các đối tác thực hiện trong nông nghiệp & khuyến nông, các cơ quan Nhà nước liên quan và nông dân trong vùng mục tiêu của họ, kể cả đối tác khu vực tư nhân để hợp nhất các hợp phần có nhiều mối phức tạp. Dự án 4FGF cũng sẽ xây dựng một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm với một nhóm lớn gồm các dự án và các đối tác khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề, chia sẻ kinh nghiệm và xúc tiến mở rộng các tác động tích cực của dự án.

Ở Việt Nam, dự án Phân cấp Giảm nghèo tỉnh Quảng Bình (DPPR-QB) và dự án Quan hệ đối tác vì Người nghèo trong Phát triển Nông Lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3PAD-BK) được lựa chọn để tham gia các hoạt động thực hiện dự án 4FGF. Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) và Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hai dự án đầu tư phát triển do IFAD tài trợ này trong quan hệ đối tác với các Hệ thống Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (NARS). Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) là đối tác quản lý nghiên cứu của dự án 4FGF tại Việt Nam, sẽ điều phối các đóng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

góp của các Viện nghiên cứu thuộc VAAS, các tổ chức nghiên cứu và các đối tác thực hiện khác nhau khác, có thể gồm: Viện Chăn nuôi Quốc gia (NIAH), Đại học Bách khoa Hà Nội (HUT), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF). Điều hành dự án 4FGF do một hội đồng chỉ đạo hướng dẫn. Hội đồng chỉ đạo này, gồm đại diện các đối tác chủ chốt của dự án 4FGF như: CIAT, CIP, Hệ thống nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (NARS), khu vực tư nhân và IFAD, sẽ gặp nhau để họp thường niên. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện diện như là Hệ thống Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (NARS) của Việt Nam trong hội đồng chỉ đạo dự án 4FGF.

).

chăn nuôi.

. Đồng thời, qua nghiên cứu sinh kế và một số chỉ tiêu liên quan

để có thể thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động sinh kế cũng như xác định chiến lược can thiệp hỗ trợ để phát triển sinh kế cộng đồng, thúc đẩy sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)