Các vật nuôi chính của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 59 - 89)

3. Ý nghĩa của luận văn

3.2.4 Các vật nuôi chính của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

các bảng 3.11, 3.12 và 3.14.

tính của chủ hộ

: %

Hoạt động sinh kế Nam Nữ

Chăn nuôi gà 82,14 10,41

Chăn nuôi vịt 6,25 0

Chăn nuôi dê 2,08 0

Chăn nuôi lợn 67,5 27,08

Chăn nuôi trâu 25,00 2,08

Chăn nuôi bò 41,67 4,16

Nguồn: Thảo luận nhóm 2010

3.11). Trong chăn nuôi là gà, chủ hộ là nam chăn nuôi gà gần gấp 8 lần chủ hộ là nữ. Nói chung trong sinh kế chăn nuôi các vật nuôi chính, chủ hộ là nam giới chăn nuôi nhiều hơn chủ hộ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là nữ giới. Đa phần ở nông thôn người chồng là chủ hộ, tại địa bàn xã Xuân Trạch cũng giống như phần lớn các địa phương khác. Cho nên các vấn đề về giới và quyền của phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế. Người chồng thường là người có quyền quyết định các vấn đề như: tài sản, ruộng đất, nhà cửa,... Đối với các vật nuôi trong gia đình có giá trị như: trâu, bò, lợn,... thì người chồng có quyền quyết định nuôi hay không nuôi, bán lúc nào,... Muốn phát triển chăn nuôi tại địa phương, yếu tố quyền quyết định của người chồng là quan trọng. Nhóm đối tượng là người chồng thường được đi tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,... Nhưng thực tế thì người vợ lại chiếm phần lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, người chồng đóng góp trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp ít hơn. Đây là thực trạng chung ở nhiều vùng nông thôn, miền núi dẫn đến tình trạng "nữ làm, nam học", hiệu quả của quá trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cao. Giải pháp về vấn đền này là chú trọng đối tượng trực tiếp lao động, sản xuất để có các hỗ trợ phù hợp. Cùng với đó là nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

thôn

: %

Hoạt động sinh kế Thôn 2 Thôn 3 Thôn 5 Thôn 6

Chăn nuôi gà 8,33 22,91 8,33 18,75

Chăn nuôi vịt 0 4,16 0 2,08

Chăn nuôi dê 0 0 2,08 0

Chăn nuôi lợn 16,67 22,91 18,75 25,00

Chăn nuôi trâu 8,33 10,41 6,25 2,08

12,50 12,50 12,50 8,33

Nguồn: Thảo luận nhóm 2010

Phân tích theo thôn, kết quả cho thấy: các thôn có tỷ lệ chăn nuôi không chênh lệch nhau quá lớn. Trong trường hợp là vịt, các thôn nuôi rất ít, chỉ có thôn 3 và 6 có nuôi vịt, còn lại đều không nuôi. Lợn là vật nuôi phổ biến nên các thôn đều nuôi rất nhiều, tỷ lệ nuôi lợn giữa các thôn cũng không chênh lệch nhiều. Tương tự tỷ lệ nuôi bò của các thôn gần như không chênh lệch do bò là vật nuôi cần thiết cho người dân. Tỷ lệ nuôi của các thôn rất đồng đều, trừ thôn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 chăn nuôi là nhiều nhất, trong khi đó để có thể chăn nuôi thì người dân cần nhiều vốn. Sự khác biệt về số lượt nuôi tại các thôn có thể liên quan đến vị trí địa lý, nguồn nhân lực và vốn đầu tư.

cứu

ĐVT: con

Thôn 2 Thôn 3 Thôn 5 Thôn 6 Tổng cộng

Trâu bò 137 118 212 193 660

Lợn 19 64 149 44 276

Gà 514 858 572 107 2.051

Chó 55 78 90 20 243

Nguồn: Thảo luận nhóm 2010

Qua bảng 3.13 trên ta thấy số luợng toàn bộ vật nuôi của các hộ nông dân tại các thôn có sự khác biệt rõ rệt. Đặc biệt là thôn 6 và thôn 3. Số luợng gà tại 2 thôn này chênh lêch rất lớn. thôn 3 có 858 con, cao hơn 7 lần so với thôn 6. Còn lại thôn 5 và thôn 2 số lượng lơn tương đương nhau, nhưng số luợng trâu, bò, lợn tại thôn 5 cao hơn hẳn (có đến 149 con) trong khi đó ở thôn 2 và thôn 6 chỉ có 19 - 44 con. Trong đó gà có số lượng nuôi lớn nhất do đây là con vật dễ nuôi, phổ biến tại các làng quê ở Việt Nam và là nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân.

Bảng 3.14. Sinh k

: %

Hoạt động sinh kế Hộ nghèo Hộ khá

Nuôi gà 12 25,00 33,34

Nuôi vịt 0 6,25

Nuôi dê 0 2,08

Nuôi lợn 31,25 52,08

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nuôi bò 16,67 29,17

(Nguồn: Số liệu thảo luận nhóm, 2010)

Hình 3.3 Sinh kế chăn nuôi một số vật nuôi chính theo nhóm kinh tế hộ

,

3.14).

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, ta có thể kết luận rằng sinh kế của cộng đồng địa phương nghiên cứu là đa dạng. Bắc bỏ giả thiết nghiên cứu đã đưa ra sinh kế của cộng đồng nghiên cứu đơn điệu do điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn. Dẫn đến sinh kế của con người không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, các hoạt động sinh kế của con người đa dạng hay đơn điệu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Sự đóng góp về thu nhập từ các cây trồng chính và vật nuôi chính đối với thu nhập nông nghiệp của nông hộ có cơ cấu như thế nào?. Ngoài thu nhập từ nông nghiệp thì các hộ nông dân còn có thu nhập từ sinh kế nào khác không?.

0 20 40 60 80 100 120

Nuôi gà Nuôi vịt Nuôi dê Nuôi lợn Nuôi trâu Nuôi bò ng

Hộ nghèo Hộ khá Tổng số

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Câu trả lời về cơ cấu thu nhập của nông hộ được làm rõ ở phần nghiên cứu dưới đây.

3.3 Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng

Theo cách hiểu thông thường, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Còn thu nhập từ nông nghiệp bình quân đầu người một tháng được tính bằng tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình trong 12 tháng qua chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12 tháng.

Tuy nhiên, như các mục trên đây đã giới thiệu và luận giải, hoạt động sinh kế bao gồm hoạt động sinh kế về nông nghiệp và sinh kế phi nông nghiệp. Vì vậy, cơ cấu thu nhập sinh kế được hiểu là tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập ước tính về nông nghiệp và phi nông nghiệp, biết rằng tổng cộng thu nhập sinh kế là 100%. Sau đây, chúng ta đi sâu tìm hiểu cơ cấu thu nhập sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ nông dân xã Xuân Trạch, là địa điểm thực hiện nghiên cứu đề tài.

3.3.1 Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp

Về cơ bản, thu nhập của nông dân bao gồm thu nhập về nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp. Cơ cấu các nguồn thu nhập này nói lên tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông hộ.

Trong đó, nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của nông dân. Nông nghiệp chắc chắn sẽ là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân, nên tỷ trọng % thu nhập về nông nghiệp sẽ cao hơn so với thu nhập về phi nông nghiệp. Sự biến động sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: nhóm hộ (tức thành phần kinh tế), vị trí không gian địa lý của hộ, số nhân khẩu, học vấn, trình

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ chuyên môn,... Kết quả điều tra thu nhập từ hoạt động sinh kế nông nghiệp được thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15 Cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ nông dân

ĐVT: %

Thôn Nghèo Cận nghèo Nhóm

trung bình Trung bình 3 nhóm hộ 2 62,00 57,50 52,50 57,69 3 93,33 65,00 51,67 65,45 5 58,89 80,00 40,00 60,83 6 49,00 50,00 40,00 48,33 Trung bình 4 thôn 59,63 63,33 46,04 57,92

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Từ bảng số liệu 3.15 trên ta thấy thu nhập chủ yếu của các hộ là thu nhập từ nông nghiệp, biến động từ 46,04 đến 63,33%, tùy theo nhóm kinh tế hộ, trung bình cho tất cả các nhóm hộ đạt 57,92 %. Nếu theo địa bàn thôn, thì thu nhập nông nghiệp thấp nhất ở thôn 6 (48,33%), cao nhất là thôn 3 (65,45%). Đối với nhóm hộ nghèo có thu nhập phần lớn là từ nông nghiệp, nổi bật như ở thôn 3 những hộ nghèo được điều tra có đến trên 93,33% các hộ thu nhập từ nông nghiệp. Tính trung bình các hộ cận nghèo có đến 59,63 % thu nhập là từ nông nghiệp. Nhóm các hộ được xếp là trung bình thì thu nhập cũng chiếm gần 50 %. Trong các hộ được điều tra, những hộ có thu nhập từ nông nghiệp thấp nhất cũng đến 40 %. Từ các số liệu điều tra trên có thể nhận định rằng, thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu chiếm trên 50 % thu nhập của các nông hộ. Chính vì vậy, muốn cải thiện cuộc sống nâng cao thu nhập cho người dân phải bắt đầu từ các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ dân. Nếu có thêm sự tác động bên ngoài bằng các can thiệp, dự án, hoạt động khuyến nông, mô hình,... được thực hiện tại địa bàn xã Xuân Trạch sẽ nâng cao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiệu quả sản xuất nông nghiệp của bà con góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đóng góp về cơ cấu thu nhập nông nghiệp đối với các nông hộ là chiếm quá bán (tức là chiếm trên 50% thu nhập nông hộ), vậy đóng góp thu nhập từ hoạt động sinh kế phi nông nghiệp đối với nông hộ như thế nào ? được thể hiện qua bảng số liệu 3.16.

Bảng 3.16 Cơ cấu thu nhập từ phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ nông dân

ĐVT: %

Thôn Nghèo Cận nghèo Nhóm

trung bình Trung bình 3 nhóm hộ 2 38,00 42,50 47,50 42,31 3 6,67 35,00 48,33 34,55 5 41,11 20,00 60,00 39,17 6 51,00 50,00 60,00 51,67 Trung bình 4 thôn 34,19 36,88 53,96 42,08

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Hoạt động phi nông nghiệp là những chỉ tiêu cơ bản và rất quan trọng để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa và giảm dần tỷ trọng thu nhập về nông nghiệp. Với cộng đồng địa phương nơi đây thu nhập từ phi nông nghiệp của họ chủ yếu là dịch vụ (chế biến thực phẩm, xay sát,…), kinh doanh buôn bán và làm thuê. Để có thể phân biệt rõ giữa nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ trung bình về thu nhập từ phi nông nghiệp tôi tiến hành điều tra và phân tích qua bảng số liệu 3.16. Ta thấy, thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ biến động từ 34,19 đến 53,96%, tùy thuộc vào nhóm kinh tế hộ. Nổi bật lên nhóm hộ nghèo có thu nhập từ phi nông nghiệp chỉ 34,19 %, thấp hơn nhiều nhóm các hộ được xếp vào nhóm trung bình có thu nhập phi nông nghiệp là 53,96 %. Nhóm hộ nghèo ở thôn 3 có thu nhập từ phi nông nghiệp rất thấp 6,67%, ngoài thu nhập từ nông nghiệp thì các hoạt động sinh kế khác gần như không đóng góp nhiều vào thu nhập của hộ nghèo. Trên địa bàn cả xã, thu nhập bình quân từ phi nông nghiệp chiếm xấp xỉ một phần ba thu nhập

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của các hộ nghèo. Như vậy, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập của hộ nghèo. Nếu phân theo thôn thì thôn 3 có thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất (do ở vị trí xa xôi hẻo lánh), và thu nhập phi nông nghiệp cao nhất là ở thôn 6 (đạt 51,67%), do thôn này này ở vị trí trung tâm xã, có nhiều điều kiện để phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, chế biến và dịch vụ. Đối với nhóm hộ nghèo các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp chủ yếu là làm thuê, thanh niên đi lao động ngoại tỉnh nhưng thu nhập không cao vì lao động không được đào tạo, phát sinh nhiều chi phí như thuê nhà ở, đi lại,... cho nên đóng góp vào thu nhập chung của hộ gia đình là không đáng kể.

Đối với nhóm hộ thu nhập trung bình qua điều tra phỏng vấn sâu, nhóm điều tra thu thập được các thông tin: thu nhập chủ yếu không phải từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp là 53,96% (nhiều hộ thu nhập là 60%) với các nguồn như lương, phụ cấp, làm thuê,.... nhưng chủ yếu thu nhập từ phi nông nghiệp lại từ các hoạt động khai thác lâm sản trái phép. Đây là sinh kế đem lại thu nhập cao cho người dân, do thu nhập cao nên dù biết là đây là hoạt động trái pháp luật tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhưng người dân của xã vẫn tham gia nhiều. Ví dụ điển hình là qua điều tra phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu có một hộ được xếp vào nhóm hộ nghèo vì không có đất sản xuất, nhưng khi vào nhà điều tra chúng tôi rất bất ngờ, một ngôi nhà cấp bốn nhưng có nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình đắt tiền như: tivi, máy giặt, tủ lạnh,... có hai chiếc xe mô tô 1 Sirius và 1 chiếc xe Airblade xe khá đắt tiền mà trên địa bàn xã không có nhiều. Hỏi sâu về thu nhập của gia đình chúng tôi được biết, thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác lâm sản trái phép, do 2 lao động là người cha và con trai làm ra. Người con trai lớn mới 17 tuổi, học hết lớp 9 không thi được vào cấp 3, cùng người cha vào rừng khai thác lâm sản trái phép, khi được hỏi khai thác có biết lâm sản trái phép là vi phạm pháp luật thì nhận được câu trả lời rằng vẫn biết như vậy nhưng không có việc làm, khai thác lâm sản lại có thu nhập cao dù biết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là trái pháp luật vẫn làm. Để có thể tạo ra sinh kế bền vững cho người dân ở địa phương, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động bao gồm cả nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp là rất quan trọng.

Từ kết quả nghiên cứu trên, ta chấp nhận giả thiết nghiên cứu thu nhập phi nông nghiệp thấp hơn thu nhập từ nông nghiệp. Đúng là nguồn thu nhập chính của các nông hộ là từ sinh kế nông nghiệp, nhưng nhóm hộ nghèo có cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ sinh kế nông nghiệp, còn nhóm hộ trung bình có cơ cấu thu nhập quá bán là từ sinh kế phi nông nghiệp. Ta thấy rằng, sinh kế nông nghiệp thì không trở thành hộ giàu được, giống như cha ông ta đã khuyên rằng: "phi thương, bất phú" có nghĩa là không làm dịch vụ, thương mại thì không thể giàu có được.

3.3.2 Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi

Như đã phân tích ở trên, phần lớn thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu là thu nhập từ nông nghiệp, ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Tại địa bàn nghiên cứu xã Xuân Trạch thì thu nhập từ nông nghiệp được cấu thành từ hai hợp phần chính là thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ chăn nuôi. Sau đây ta tiến hành đánh giá về đóng góp thu nhập của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.17 Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt trong tổng thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân

ĐVT: %

Thôn Nghèo Cận nghèo Nhóm trung bình Trung bình 3 nhóm hộ 2 48,00 67,50 57,50 57,67 3 76,67 20,00 78,33 58,33 5 77,78 65,00 70,00 70,93 6 74,00 70,00 20,00 54,67 Trung bình 69,11 55,63 56,46 60,40

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4 thôn

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Để đánh giá được sự đóng góp vào thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình trong tổng thu nhập của sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu 3.17 trên đây. Thu nhập từ trồng trọt chiếm trung bình 60,40% thu nhập của sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 59 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)