3. Ý nghĩa của luận văn
3.5.1. Giải pháp chung
- Các xã cần căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập chung mang tính chất đồng bộ, lâu dài.
- Các địa phương chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.
- Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, giá trị cho sản phẩm nông sản.
- Đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất hướng đến nền sản xuất hàng hóa với giá trị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của hợp tác xã, tổ hợp tác trong phát triển sản xuất tại địa phương.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc huy động các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông sản.
- Các xã cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh nhằm thực hiện tốt việc thông tin dự báo, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong việc phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh và dự báo thiên tai.
- Làm tốt công tác tập huấn kiến thức cho người dân, giúp người dân hoạt động sản xuất đúng quy trình, đảm bảo năng xuất và chất lượng tốt nhất.
- Cần có nhiều chính sách hỗ chợ người dân, đặc biệt là hỗ trợ về vốn trong việc xoay vòng cũng như đầu tư mở rộng sản xuất.
Tóm lại: Giải pháp sinh kế bền vững đối với những địa phương miền núi, diện tích canh tác lúa nước ít, thiếu nước sản xuất là tập trung phát triển phương
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức sinh kế trồng trọt: lạc, sắn, ngô với sinh kế chăn nuôi là phát triển đàn đại gia súc, chăn nuôi lợn.