Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 89)

3. Ý nghĩa của luận văn

3.3.2 Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi

Như đã phân tích ở trên, phần lớn thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu là thu nhập từ nông nghiệp, ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Tại địa bàn nghiên cứu xã Xuân Trạch thì thu nhập từ nông nghiệp được cấu thành từ hai hợp phần chính là thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ chăn nuôi. Sau đây ta tiến hành đánh giá về đóng góp thu nhập của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.17 Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt trong tổng thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân

ĐVT: %

Thôn Nghèo Cận nghèo Nhóm trung bình Trung bình 3 nhóm hộ 2 48,00 67,50 57,50 57,67 3 76,67 20,00 78,33 58,33 5 77,78 65,00 70,00 70,93 6 74,00 70,00 20,00 54,67 Trung bình 69,11 55,63 56,46 60,40

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4 thôn

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Để đánh giá được sự đóng góp vào thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình trong tổng thu nhập của sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu 3.17 trên đây. Thu nhập từ trồng trọt chiếm trung bình 60,40% thu nhập của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Nhóm những hộ nghèo thì thu nhập chính là từ trồng trọt chiếm đến 69,11% thu nhập nông nghiệp. Còn lại hai nhóm hộ là cận nghèo và trung bình thì đóng góp của thu nhập trồng trọt trong tổng thu nhập nông nghiệp là khá tương đồng 55,63 % và 56,46 %. Cá biệt có trường hợp ở thôn 6 thu nhập trung bình từ trồng trọt chỉ chiếm có 20 % thu nhập nông nghiệp. Để phân tích sự đóng góp về thu nhập trồng trọt đối với nhóm hộ nghèo cao hơn hẳn hai nhóm còn lại bởi vì đầu tư cho trồng trọt là ít hơn so với đầu tư cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người nghèo bị giới hạn bởi các nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật chất, tài chính) nên chỉ có thể tập trung vào sinh kế trồng trọt. Giải pháp phát triển sinh kế ở đây là tăng cường các nguồn vốn: con người, vật chất, tài chính để phát triển sinh kế khác, chứ sinh kế trồng trọt không trở thành hộ giàu được.

Bảng 3.18 Số hộ trồng và thu nhập trung bình từ cây trồng

n= 48 Loại cây trồng Số hộ trồng Tỷ lệ hộ trồng (%) Trung bình thu nhập (% trong các hộ trồng) Lạc 47 97,92 55,9 Sắn 44 91,67 53,2 Ngô 42 87,50 25,7 Hồ tiêu 7 14,58 15,0 Vừng 4 8,33 12,5 Khoai lang 3 6,25 13,3 Dong riềng 2 4,17 12,5

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lúa 1 2,08 10,0

Cây khác 1 2,08 10,0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Do đặc điểm thủy văn của xã Xuân Trạch bị thiếu nước nên người dân trong địa bàn xã có điều kiện để canh tác lúa nước là rất ít. Chủ yếu bà con trồng các loại cây trồng khác để thay thế như: lạc, ngô, sắn,... Qua trình phỏng vấn các hộ, chúng tôi thu được thông tin rằng cây trồng chủ yếu là lạc, trồng để bán và thu nhập bán lạc để mua gạo làm lương thực nuôi sống gia đình họ. Cây lạc là loại cây trồng có tỷ lệ hộ trồng nhiều nhất tương ứng với đóng góp vào nhiều nhất chiếm 55,9 % thu nhập của trồng trọt, trong các đối tượng cây trồng tại địa phương. Loại cây trồng trên địa bàn xã Xuân Trạch được trồng nhiều đứng hang thứ hai sau lạc là cây sắn, cũng là loại cây trồng có đóng góp thứ 2 về thu nhập trồng trọt, chiếm 53,2% đối với các hộ có trồng sắn. Cây ngô đứng thứ 3 về tỷ lệ số hộ trồng và tuong ứng đóng góp thu nhập (chiếm 25,7% thu nhập trồng trọt) trong cơ cấu thu nhập của trồng trọt. Hồ tiêu là loại cây trồng có tỷ lệ hộ dân trồng đứng thứ 4: 14,58% và đóng góp vào thu nhập trồng trọt tương ứng là 15% trong tổng thu nhập trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài các cây trồng chính trên, người dân tại đại bàn nghiên cứu còn trồng một số loại cây khác như: vừng, khoai lang, dong riềng, lúa cạn, ... nhưng tỷ lệ số hộ có trồng và đóng góp thu nhập về trồng trọt cũng thấp. Như vậy, ta thấy rằng hai đối tượng cây trồng là lạc và sắn là hai sinh kế về trồng trọt chính của địa phương. Đây là hai loại cây trồng đều đóng góp trên 50% thu nhập của trồng trọt, chính vì vậy muốn phát triển phương thức sinh kế trồng trọt cần chú trọng phát triển hai đối tượng cây trồng này (bảng 3.18).

Bảng 3.19 Cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi trong tổng thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân

ĐVT: %

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 nhóm hộ 2 52,00 32,50 42,50 42,33 3 23,33 80,00 21,67 41,67 5 18,89 30,00 30,00 26,30 6 26,00 30,00 80,00 45,33 Trung bình 4 thôn 30,06 43,13 43,54 39,60

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Điều nhận thấy ngay là đóng góp thu nhập từ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu thấp hơn so với đóng góp thu nhập từ trồng trọt của sinh kế sản xuất nông nghiệp. Trong khi ngành trồng trọt đóng góp trung bình trên 60 % thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi đóng góp chưa đến 40 % thu nhập (bảng 3.19). Ta nhận thấy rõ nhất chênh lệch thu nhập là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ được xếp hạng có thu nhập trung bình, tương ứng với phần trăm đóng góp 30,06% và 43,54%. Định hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta đến năm 2020 là giảm tỷ trọng ngành trổng trọt tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trên thực tế, nhiều địa phương đóng góp lớn vào thu nhập của người nông dân vẫn là thu nhập từ trồng trọt. Địa bàn xã Xuân Trạch cũng không nằm ngoài thực trạng đó, thu nhập từ chăn nuôi vẫn thấp hơn thu nhập từ trồng trọt.

Cũng từ số liệu từ bảng 3.19 cho thấy, hai nhóm hộ cận nghèo (43,13%) và trung bình (43,54%) có thu nhập từ chăn nuôi cao hơn hẳn nhóm hộ nghèo chỉ đóng góp có 30,06%.

Giải thích cho thực trạng này là do các chi phí ngành chăn nuôi cao hơn hẳn ngành trồng trọt, nhất là các chi phí như: giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, phòng trị bệnh, ... Khiến cho cả năng đầu tư sản xuất của bà con có giới hạn nhất định, đặc biệt là nhóm hộ nghèo thì đầu tư cho chăn nuôi lại càng bị hạn chế hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi giá con giống cao và thức ăn chăn nuôi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thì liên tục tăng nếu hạch toán kinh doanh không tốt bà con sẽ thua lỗ nặng. Để phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Xuân Trạch các giải pháp về kỹ thuật phòng trị bệnh, tăng năng suất, chất lượng cho vật nuôi là quan trọng. Cùng với đó là giải pháp về cho vay vốn thông qua các hội đoàn thể. Đặc biệt là xác định thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra cho vật nuôi.

Qua số liệu của bảng 3.20 trên ta thấy, quy mô chăn nuôi các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu số lượng vật nuôi còn ít. Loại vật nuôi được các hộ lựa chọn để nuôi nhiều nhất là lợn với tỷ lệ 60,42% các hộ nuôi, bình quân số con với mỗi hộ có nuôi lợn là 9,4 con. Đây cũng là vật nuôi đem lại thu nhập cao nhất chiếm đến trên 85% thu nhập trong cơ cấu thu nhập các loại vật nuôi của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Để phát triển được sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương thì phát triển chăn nuôi lợn là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế quy mô chăn nuôi chỉ dừng lại quy mô hộ gia đình, quy trình chăm sóc, phòng bệnh còn dựa nhiều vào kinh nghiệm, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.

Bảng 3.20 Số hộ nuôi và bình quân số đầu vật nuôi

n = 48 Tên vật nuôi Số hộ nuôi Tỷ lệ hộ nuôi (%) BQ số đầu vật nuôi (con/hộ) BQ thu nhập (%) trong các hộ nuôi Lợn 29 60,42 9,4 85,3 Bò 28 58,33 1,8 49,1 Trâu 19 39,58 1,3 36,8 Gà 12 25,00 11,7 27,7 Vịt 2 4,17 11,0 15,0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Loại vật nuôi đứng thứ 2, được các hộ chọn nuôi nhiều là bò có 58,33 % số hộ được điều tra có nuôi bò. Trung bình 1,8 con bò/ hộ có nuôi bò, chiếm 49,1% thu nhập chăn nuôi đối với hộ có nuôi bò. Đứng ngay sau vật nuôi bò cũng là một đại gia súc quen thuộc với người nông dân, đó là trâu chiếm 39,58% tỷ lệ hộ nuôi. Bình quân số trâu được hộ nông dân có nuôi là 1,3 con/hộ có nuôi trâu, đóng góp 36,8% thu nhập trong tổng thu nhập từ chăn nuôi. Các loại gia cầm đóng góp vào thu nhập của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu không nhiều chỉ 27,7% thu nhập đối với vật nuôi là gà và 15 % thu nhập đối với vật nuôi là vịt (số hộ có nuôi vịt chỉ là 2 hộ). Trung bình số lượng gà của một hộ nuôi gà là 11,7 con, đây là con số quá nhỏ bé và đa phần là cung cấp thực phẩm (thịt, trứng) cho hộ gia đình. Giải thích nguyên nhân các hộ nuôi gia cầm quy mô nhỏ ở đây là do không chủ động được nguồn thức ăn cho gia cầm. Đây là điểm yếu khi muốn tăng quy mô đàn gia cầm tại địa phương. Hướng phát triển chủ yếu trong tương lai là phát triển đàn đại gia súc (trâu, bò) và lợn vì Xuân Trạch là xã miền núi, diện tích đất tự nhiên rộng, có thể tận dụng thức ăn là cỏ tự nhiên và các phụ phẩm từ trồng trọt là sắn, lạc, ngô,...

Đánh giá về đóng góp của thu nhập từ loại vật nuôi chăn nuôi trong tổng thu nhập của ngành chăn nuôi được thể hiện qua bảng số liệu 3.20. Lợn là vật nuôi có đóng góp nhiều nhất vào thu nhập về chăn nuôi của nông hộ. Chăn nuôi lợn phát triển cũng có đóng góp của quá trình chế biến sắn (lát khô, bã sắn) quy mô hộ gia đình để làm thức ăn chăn nuôi. Điều tra sâu các hộ có số lượng lợn lớn nhất nhà hộ ông Nguyễn Văn Khu ở thôn 5 có lượng lợn là 60 con, được biết bã sắn nấu với sắn lát khô và cám gạo làm thức ăn chăn nuôi lơn lớn nhanh và giảm nhiều chi phí so với mua cám đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn.

Chăn nuôi đại gia súc tại địa bàn nghiên cứu chỉ dừng lại ở quy mô gia đình. Số hộ nuôi trâu là 19 hộ với số lượng trâu chỉ có 24 con chủ yếu vẫn là sử dụng để khai thác sức kéo, trung bình chỉ có 1,3 con/hộ có nuôi. Đối với chăn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi bò có số lượng đầu con lớn hơn 48 con, trung bình số bò trên hộ nuôi là 1,8 con. Do tận dụng được cả nguồn thức ăn xanh tự nhiên và bã sắn nên cũng chủ động được lượng thức ăn, giúp cho chăn nuôi bò có nhiều cơ hội phát triển. Như vậy, có thể đánh giá chăn nuôi lợn và bò là hai phương thức sinh kế quan trọng và có đóng góp nhiều nhất vào thu nhập của chăn nuôi. Đây là phương thức sinh kế cần được đẩy mạnh phát triển tại địa phương. Tuy nhiên, cần có giải pháp phù hợp vì đầu tư phát triển sản xuất ngành chăn nuôi cần nhiều nguồn vốn tài chính. Do chi phí cho sản xuất chăn nuôi cao: giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại,... Nếu phát triển sản xuất chăn nuôi theo quy mô lớn (trang trại, gia trại) thì yếu tố nguồn vốn con người bởi vì khả năng quản lý, kiến thức chăn nuôi, phòng trừ bệnh, kỹ năng nghề nghiệp, sức lao động,... là quyết định sự thành công hay thất bại. Để phương thức sinh kế chăn nuôi lợn, đại gia súc phát triển bền vững cần có nhiều giải pháp kết hợp về phát triển nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính và nguồn vốn tự nhiên.

Từ những nghiên cứu về hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương, cũng như đóng góp về thu nhập từ hoạt động sinh kế nông nghiệp, phi nông nghiệp, thu nhập từ các cây trồng chính, vật nuôi chính. Đã cho ta cái nhìn sâu sắc về các hoạt động sinh kế và đóng góp thu nhập từ các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương. Còn thời gian mà cộng đồng địa phương giành cho các hoạt động sinh kế (thời gian người dân lao động, sản xuất, kinh doanh, ...) sẽ được nghiên cứu dưới đây.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như các phân tích trong các mục trên đây, hoạt động sinh kế của người dân gồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Để có cái nhìn tổng thể về cấu thời gian sinh kế của địa phương, về việc phân bổ thời gian dành cho các hoạt động sinh kế chúng tôi tiến hành điều tra về việc phân bổ thời gian dành cho hoạt động nông nghiệp và thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp.

Bất kỳ một hoạt động sinh kế nào cũng cần phải giành thời gian để lao động, sản xuất, ... Người lao động giành thời gian cho hoạt động sinh kế nào nhiều thì vai trò của sinh kế đó là quan trọng, vậy thời gian giành cho hoạt động sinh kế có liên quan với sinh kế. Hoạt động sinh kế có liên quan đến việc sử dụng thời gian, là sức hút về nguồn lực bao gồm cả thời gian giành cho hoạt động sinh kế. Sự liên quan đó như thế nào, sẽ được nghiên cứu ở dưới đây.

3.4.1 Thời gian giành toàn bộ thời gian cho nông nghiệp của người dân địa phương

Hoạt động sinh kế có liên quan đến việc sử dụng thời gian, là sức hút về nguồn lực bao gồm cả thời gian giành cho hoạt động sinh kế. Thông thường, nếu hoạt động sinh kế nào là quan trọng sẽ được bà con nông dân giành nhiều thời gian hơn, với cấu trúc, tỷ trọng thời gian là toàn bộ 100% thời gian hay một phần thời gian (tức bán thời gian). Hoạt động sinh kế ở đây được chia thành hoạt động sinh kế về nông nghiệp và hoạt động sinh kế về phi nông nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về việc sử dụng thời gian dành cho hoạt động nông nghiệp và thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp trong 12 tháng qua đối với các thành viên của hộ gia đình.

Để xác định được lao động có việc làm và thất nghiệp hay bán thất nghiệp, nhất là trong ngành nông nghiệp có tính chất mùa vụ chúng ta đánh giá thời gian lao động của người các thành viên trong gia đình trong một năm. Thời gian dành cho các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào hoạt động sinh kế chính của họ, có thể người dân tại địa phương nơi đây họ dành toàn bộ thời gian cho hoạt động nông nghiệp hoặc một phần thời gian cho hoạt động nông nghiệp và một

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần thời gian cho hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, điều tra về vấn đề thời gian dành cho hoạt động sinh kế là rất cần thiết. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần quan tâm để phân bổ thời gian cho phù hợp với các hoạt động của nông nghiệp và phi nông nghiệp cho hợp lý và có những kiến nghị, giải pháp cho phù hợp với đặc thù sản xuất của người dân nơi đây.

Bảng 3.21 Tỷ lệ giành toàn bộ thời gian cho nông nghiệp của thành viên gia đình trong một năm

ĐVT: %

Thành viên gia

đình Thôn 2 Thôn 3 Thôn 5 Thôn 6

Trung bình 4 thôn Người chồng 28,50 49,33 49,33 30,58 27,10 Người vợ 40,00 63,67 60,00 51,50 59,79 Con 9,41 18,08 11,75 4,41 10,91 Trung bình 25,97 43,69 40,36 28,83 32,60

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)