3. Ý nghĩa của luận văn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Xuân Trạch Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xuân Trạch là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Xã Xuân Trạch thuộc vùng khó khăn nên được hưởng theo Chương trình 135 của chính phủ. Xuân Trạch có các tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Lâm Trạch và xã Phúc Trạch;
- Phía Bắc giáp xã Cao Quảng thuộc huyện Tuyên Hóa, xã Quán Sơn thuộc huyện Quảng Trạch, xã Tân Hóa thuộc huyện Minh Hóa;
- Phía Nam giáp xã Thượng Trạch;
- Phía Tây giáp xã Trung Hóa và Thượng Hóa thuộc huyện Minh Hóa.
Địa hình
Xuân Trạch là một xã miền núi nên địa hình chủ yếu là đồi núi và các dãy núi có độ dốc từ trung bình đến lớn thuộc dãy Trường Sơn. Do đặc điểm địa hình đã tạo nên những thung lũng nhỏ hẹp nằm xen kẽ với những dãy đồi núi. Đây là những cánh đồng ruộng có diện tích nhỏ hẹp, là nơi nhân dân trong xã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đồi núi nhiều những lớp phủ thực vật kém do độ dốc lớn nên hiện tượng xói
.
Khí hậu
Xuân Trạch nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đất trong xã chủ yếu thuộc hệ đất pheralit với các nhóm chính là: đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía tây.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 17.697 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chia ra 2 loại đất sản xuất lâm nghiệp: 14 799,5 ha, đất sản xuất nông nghiệp: 522,77 ha.
* Nhóm đất nông nghiệp
Có 15322, 27 ha, chiếm tỷ lệ cao 87% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong nhóm đất này thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp 3,4%, chủ yếu là đất lâm nghiệp.
Tình hình sử dụng đất xã Xuân Trạch 15322.27 87% 233.81 1% 2140.92 12% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp rất ít, chiếm
khoảng 3,4% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Trong diện tích trồng cây hàng năm diện tích đất trồng lúa và diện tích đất trồng màu chiếm tỷ lệ tương đương nhau, nhưng trong các loại cây trồng thì lúa vẫn là cây chiếm diện tích lớn nhất và là cây trồng chính của vùng. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là vườn tạp và trồng một số loại cây ăn quả.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đất lâm nghiệp: Có diện tích 14799,5 ha, chiếm 96,4% tổng diện tích đất
tự nhiên. Nhìn chung là đất lâm nghiệp đã góp phần quan trọng vào phòng hộ xung yếu tránh xói mòn, rửa trôi, cải thiện cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái. Trong tương lai ngoài công tác tăng cường, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng cần tập trung đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc rừng.
*Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất ở: Nhìn chung đất ở trên địa bàn phân bố không đồng đều. Một số
cụm dân cư nằm ở vùng sâu, vùng xa rất khó khăn cho việc đi lại và trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa.
Đất chuyên dùng: Với tổng diện tích 116,65 ha, chiếm 49,89% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn xã. Nhìn chung hầu hết các loại đất chuyên dùng trong xã được sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hạng mục các công trình văn hóa, cộng cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, phần nhiều đã xuống cấp. Trong tương lai, ngoài việc quan tâm đầu tư chiều sâu, cần dành một quỹ đất thích hợp cho việc mở rộng và xây dựng các công trình mới. Thực tế cho thấy ở nơi nào càng phát triển thì ở đó có mật độ chuyên dùng càng lớn.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 47,31 ha, chiếm 20,23% tổng
diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Đây là các hồ chứa nước, đập phục vụ cho mục đích cung cấp nước tưới và một số mục đích chuyên dùng khác. Hệ thống cung cấp nước chưa hoàn thiện nên việc cung cấp nước còn gặp nhiều khó khăn.
* Nhóm đất chƣa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của toàn xã còn tới 2.140,92 ha, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên. Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng là đất đồi bạc màu rất khó để khai thác và sử dụng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách và biện pháp cụ thể để khuyến khích các hộ nông dân trồng rừng, phủ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xanh đất chống, đồi núi trọc góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.