Thời gian giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 77 - 79)

3. Ý nghĩa của luận văn

3.4.3 Thời gian giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp của người dân

chồng có nhiều thời gian nông nhàn như vậy cần đưa các hoạt động sinh kế nông nghiệp mới như: phát triển chăn nuôi gia súc, lợn,... để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra phát triển thêm các ngành nghề phụ, đào tạo nghề cho người lao động cũng là hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

3.4.3 Thời gian giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp của người dân địa phương địa phương

Bảng 3.23 Tỷ lệ giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp của thành viên gia đình trong một năm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thành viên

gia đình Thôn 2 Thôn 3 Thôn 5 Thôn 6

Trung bình 4 thôn Người chồng 16,00 5,58 20,83 11,08 13,37 Người vợ 0,00 0,00 3,33 3 1,58 Con 37,25 12,50 19,50 27,75 24,25 Trung bình 17,75 6,02 14,55 13,94 13,06

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2011, 2012

Trong một năm 12 tháng thì trung bình tỷ lệ giành toàn bộ thời gian cho hoạt động sinh kế phi nông nghiệp cao nhất là người con trong gia đình: 24,25%. Đứng thứ hai về số tháng giành toàn bộ thời gian cho hoạt động sinh kế phi nông nghiệp của các thành viên trong gia đình là người chồng: 13,37%, và người vợ có số tháng lao động sản xuất phi nông nghiệp với toàn bộ thời gian là ít nhất 1,58%. Tại địa bàn 2 thôn là thôn 2 và thôn 3, người vợ còn không có tháng nào lao động sản xuất phi nông nghiệp. Hai thôn có số lượng các tháng lao động sản xuất phi nông nghiệp toàn bộ thời gian nhiều nhất là thôn 2 và thôn 5. Như vậy, muốn phát triển sinh kế phi nông nghiệp thì hai nhóm đối tượng tập trung ưu tiện là nhóm thành viên người con và sau đó là chủ hộ trong gia đình. Nếu đầu tư hỗ trợ cho nhóm người vợ làm các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp sẽ thiếu hiệu quả vì họ có số tháng giành toàn bộ thời gian phi nông nghiệp rất ít. Khi được hỏi đa phần các tháng giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp của người dân trên địa bàn là đi làm thuê ở các đại phương khác, thanh niên đi vào trong miền nam làm công nhân... tuy nhiên do thu nhập không cao, lại phát sinh nhiều chi phí nên không đóng góp nhiều cho gia đình. Còn đa phần ở tại địa phương người dân giành toàn bộ thời gian cho phi nông nghiệp là khai thác trái phép lâm sản. Đây là hình thức sinh kế trái pháp luật, nhưng do thiếu việc làm nhất là trong thời gian nông nhàn. Chính vì vậy, để sử dụng hiệu quả lao động trên địa bàn xã, đặc biệt là thời gian nông nhàn nên có các chương

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình đào tạo nghề, chú trọng các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề mộc,... Do thời gian giành cho sinh kế phi nông nghiệp tại địa phương người chồng chiếm nhiều hơn người vợ, xem ra đào tạo nghề phi nông nghiệp cho nhóm đối tượng chủ yếu là người chồng trong gia đình sẽ hiệu quả hơn trong.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)