Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 91 - 104)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.6.3.Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

Mâu thuẫn giữa cộng đồng thôn với người dân bên ngoài cộng đồng chủ yếu là mâu thuẫn về về việc người bên ngoài vào rừng cộng đồng của thôn khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng.

Trong 2 xã điều tra thì có 4 thôn cùng tham gia nhận rừng với diện tích khác nhau, người dân trong thôn sẽ được thu hái những sản phẩm ngoài gỗ và khai thác gỗ làm nhà khi được phép trên diện tích rừng do thôn mình quản lý. Đó cũng chính là lợi ích mà người dân nhận được từ hoạt động bảo vệ rừng của mình nhưng lợi ích đó lại bị xâm phạm bởi các cộng đồng lân cận trong xã và những đối tượng nhập cư từ nơi khác đến.

Xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng thôn trong xã chủ yếu là tranh chấp đất rừng, khai thác LSNG của nhau,... Ranh giới rừng và đất rừng giữa các thôn được xác định dựa vào các yếu tố địa hình như khe suối, vách núi mà chưa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

có cột mốc ranh giới rõ ràng. Chính vì vậy thôn này sang thôn khác thu hái các sản phẩm từ rừng trên diện tích rừng xác ranh gây ra tranh chấp giữa các thôn. Việc giải quyết tranh chấp này là do trưởng thôn cùng với ban quản lý rừng của thôn đứng ra giải quyết, kết quả chủ yếu là hoà giải, trường hợp nào không hoà giải được thì có sự can thiệp của UBND xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn.

3.7. Đánh giá về hiệu quả của các phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Theo kết quả điều tra thực tế, phương thức quản lý rừng cộng đồng có thể đưa ra những kết luận như sau:

- Hiệu quả về kinh tế: Trong quy ước rừng cộng đồng ở cả 4 thôn điều tra đều xác định được những quy định cụ thể về kinh tế từ quản lý rừng cộng đồng mang lại. Tổ chức CARD đã hỗ trợ mỗi thôn có rừng cộng đồng số tiền là 13 triệu VNĐ. Số tiền này chủ yếu được dùng cho các hộ trong thôn vay không tính lãi suất với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm tùy từng thôn. Tất cả các hộ đều được vay với quyền lợi như nhau và có ưu tiên cho hộ nghèo. Ngoài ra các hộ khai thác gỗ phải nộp thuế từ 400.000VNĐ đến trích từ 10% đến 20% tiền bán lâm sản vào quỹ của thôn. Như vậy có thể thấy rừng cộng đồng ở Na Rì đa đem lại hiệu quả về kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất cho các hộ gia đình trong cộng đồng. Tuy nhiên hiệu quả về kinh tế còn chưa cao, mới đem lại thu nhập cho người dân nhưng chưa đáng kể, phần lớn ý kiến của cộng đồng cho rằng phương thức quản lý rừng chưa tạo ra nhiều công ăn việc làm.100% ý kiến cho rằng, rừng cộng đồng giải quyết được nhu cầu về gỗ và lâm sản cho các hộ gia đình.

- Hiệu quả về môi trường: theo đánh giá phương thức quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả cao nhất về môi trường, hạn chế tốt nhất tình trạng khai thác trộm. Nguyên nhân là mỗi thôn đều có quy ước riêng, cộng đồng thường xuyên đi kiểm tra, bảo vệ rừng của cộng đồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.19: Hiệu quả của phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng

Chỉ tiêu

Ý kiến của cộng đồng

Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng

1.Giải quyết nhu cầu gỗ, lâm sản - Có 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 2.Tăng thu nhập - Có 20% 50% 75% 33% - Không 80% 50% 25% 67%

3.Tạo công ăn việc làm

- Có 3% 25% 50% 0

- Không 97% 75% 50% 100%

4. Hạn chế khai thác trộm

- Có 100% 90% 100% 100%

- Không 0 10% 0 0

5.Hiệu quả môi trường

- Có 100% 100% 100% 100%

- Không 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2012

Phương thức bảo vệ rừng của cộng đồng đem lại hiệu quả rất cao. Phương thức đi tuần tra bảo vệ ở mỗi cộng đồng có sự khác nhau về tần suất đi kiểm tra:1 tháng họp và tuần tra 1 lần, 1 quý họp và tuần tra 1 lần, chỉ có thôn To Đoóc là ít khi đi tuần tra, do rừng gần nương rẫy, các hộ luôn báo cáo tình trạng của rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tất cả cho rằng sự chấp hành quy ước bảo vệ khai thác của các thành viên đều tốt. Người trong cộng đồng vi phạm sẽ bị nhắc nhở ở mức độ nhẹ, nặng thì sẽ giao cho xã giải quyết. Hình thức này cũng áp dụng cho những đối tượng ngoài cộng đồng khi sảy ra vi phạm. Thực tế đến nay cũng chưa có vi phạm nào cần phải có sự tham gia giải quyết của chính quyền.

Bảng 3.20: Thực trạng phƣơng thức bảo vệ rừng cộng đồng tại huyên Na Rì Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng 1.Phương thức bảo vệ - 1 tháng tuần tra/ lần 100% 0 0 100%

- 1 quý tuần tra/ lần 0 0 100 0

- Ít đi tuần tra 0 100% 0 0

2. Sự chấp hành quy ước của thành viên

- Tốt 100% 100% 100% 100%

- Không tốt 0 0 0 0

3. Hình thức xử phạt khi vi phạm quy ước

- Nhắc nhở 100% 100% 100% 100%

- Giao cho xã giải quyết 0 0 0 0

4. Hình thức xử phạt người ngoài cộng đồng

- Nhắc nhở 95% 100% 100% 100%

- Giao cho xã giải quyết 5% 0 0 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3.8. Phân tích SWOT cho phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Bảng 3.21: Phân tích SWOT cho phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng

Điểm mạnh Điểm yếu

- Có tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể.

- Có kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng.

- Người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng CĐ.

- Được hỗ trợ từ dự án

- Một số thành viên thiếu nhiệt tình gây ảnh hưởng tập thể.

- Hiệu quả quản lý rừng phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của Ban quản lý rừng.

- Quỹ dành cho bảo vệ còn thấp

Cơ hội Thách thức

- Có nhiều chính sách mới ban hành, nhiều chương trình dự án được thực hiện

- Hôi nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển, bảo vệ rừng.

- LNCĐ phát triển ở vùng sâu, vùng xa, nơi có tỉ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn, thiếu hiểu biết về kỹ thuật... là những thách thức lớn cho phát triển LNCĐ.

- Hội nhập quốc tế đối với phát triển LNCĐ

Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2012

Phương thức quản lý này được đánh giá có nhiều ưu điểm trong bảo vệ rừng. Cộng đồng có tính đoàn kết do vậy hoạt động phát triển bảo vệ rừng ở đây được thực hiện với tinh thần cao, có sự tham gia của tất cả các thành viêc. Bên cạnh đó, cộng đồng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng cộng đồng từ lâu đời nên tính tự giác được thể hiện rõ nét.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tuy nhiên những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải đó chính là trong Ban quản lý rừng chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hầu hết các nhiệm vụ đang dồn vào một mình Trưởng thôn kiêm trưởng Ban quản lý rừng. Các thành viên Ban quản lý, tổ trưởng bảo vệ rừng hoạt động nhiều nhưng chế độ phụ cấp thấp.

Ngoài ra ngành lâm nghiệp đang thực hiện phân cấp quản lý, phi tập trung hóa và cải cách hệ thống hành chính để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế nên đòi hỏi ngành phải hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống sách lâm nghiệp, phát triển nhân lực và năng lực của các tổ chức từ Trung ương đến cộng đồng để làm sao lâm nghiệp nói chung, LNCĐ nói riêng có khả năng hoà nhập với khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp ở Na Rì. Ngành lâm nghiệp đang xây dựng Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới, trong đó của LNCĐ cũng được xem là một trong những phương thức quản lý rừng ở địa phương. Thách thức đặt ra ở mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã) là phải lồng ghép LNCĐ như thế nào vào chương trình phát triển lâm nghiệp của mình trong điều kiện hạn chế nguồn lực và năng lực quản lý của địa phương.

3.9. Giải pháp phát triển quản lý rừng cộng dồng và phối hợp 3 phƣơng thức quản lý rừng thức quản lý rừng

Đối với quản lý rừng nhà nước nên tập trung vào các khu rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn xung yếu do các lâm trường quốc doanh, Vườn quốc gia... quản lý. Nên có một cơ cấu diện tích rừng nhà nước nhất định, đồng thời cải cách phương thức quản lý của các đơn vị là chủ rừng này thì mới mong cải thiện được thực trạng hiện nay.

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, tiếp tục giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, các nhân và đặc biệt là cho cộng đồng quản lý trực tiếp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Nâng cao năng lực cho cộng đồng: Mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng là giải pháp giúp người dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (tỉa thưa, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng), phương thức khai thác và cách tính toán hiệu quả kinh tế (dễ tính, dễ nhớ, nhưng vẫn chính xác) từ rừng trồng HGĐ.

Tổ chức các khóa tập huấn về quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, các lớp tập huấn với các chủ đề như: quyền lợi và nghĩa vụ của người bảo vệ rừng, các quyền liên quan đến quản lý tài nguyên và qui hoạch sử dụng đất có sự tham gia. Tập huấn cho các bên liên quan đến việc thực hiện hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành và quản lý của ban phát triển cộng đồng.

Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong các công việc như hướng dẫn, giúp đỡ, các hoạt động của các gộ gia đình làm nghề rừng. Đặc biệt giữa UBND xã với các cơ quan Kiểm lâm, Địa chính cấp huyện, Ngân hàng… nhằm theo dõi trách nhiệm của họ với các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng.

Tổng kết công tác giao đất giao rừng tại địa phương nhằm tạo cơ sở đẩy mạnh công tác này, đặc biệt là đối với các hộ nghèo trong xã và nhân rộng ra các địa bàn.

Tăng cường các dự án tại xã, trước tiên là các dự án nghiên cứu từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Thực hiện những mô hình kinh tế phù hợp trên đất rừng được giao của mình cũng như tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Bên cạnh đó cũng có những mô hình hợp lý xây dựng cho các hộ nghèo có thể phát triển trên diện tích rừng của mình.

Kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng cần phải được gìn giữ và phổ biến sâu rộng trong cộng đồng địa phương. Nghiên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

cứu xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm, xây dung các mô hình phát triển và bảo vệ rừng có hiệu quả và các mô hình này phải được người dân địa phương xác định như một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả và tính hấp dẫn kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.406,79 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn; toàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản, tổ nhân dân.

Na Rì có 74.760,6 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp (đất lâm nghiệp chiếm 83,7% diện tích), trong đó có hơn 14.000ha rừng núi đá. Đặc biệt có 2.730 ha rừng núi đá liền kề với chiều dài gần 70 km trải dài qua 5 xã gồm: Liêm Thủy, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ. Đây là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang được bảo vệ. Trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có nhiều loại gỗ quý hiếm như: thông, nghiến…

Na Rì thích hợp cho việc trồng rừng và cây nguyên liệu giấy như luồng, keo lai; cây dược liệu như: hồi, quế, sa nhân; cây lương thực, hoa màu như: ngô, khoai, lúa, lạc, đậu tương, dong riềng và chăn nuôi trâu, ngựa…

Đánh giá phương thức quản lý rừng cộng đồng

Hiện nay ở Na Rì chỉ tồn tại một hình thái quản lý cộng đồng là thôn, bản. Đặc biệt cộng đồng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời gian là 50 năm (từ năm 2007 đến năm 2057).

Rừng cộng đồng có tác động tốt trong duy trì và bảo tồn tài nguyên, trong ổn định xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý rừng cộng đồng về rừng được tái lập và hội tụ cả ba phương diện là: tổ chức, cơ cấu khoa học kỹ thuật và phương diện bản địa. Trong đó kiến thức bản địa được coi là yếu tố quan trọng tác động tích cực để phương thức này tồn tại và phát triển.

Đặc trưng cơ bản trong quản lý rừng cộng đồng hiện nay ở Na Rì là bao gồm các thành viên có cùng quyền lợi đối với khu rừng cộng đồng. Các quy

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

ước của các cộng đồng về cơ bản là do cộng đồng đặt ra, và điều đặc biệt tại Na Rì là các quy ước này đã có sự công nhận về mặt pháp lý.

Trong phương thức quản lý rừng cộng đồng, sự chia sẻ lợi ích là công bằng, rõ ràng và cụ thể với những quy ước chung mà cả cộng đồng phải tuân theo. Tuy nhiên phương thức quản lý này vẫn còn tồn tại ba mẫu thuẫn cơ bản: với các cơ quan tổ chức, trong nội bộ cộng đồng và ngoài cộng đồng. Các mâu thuẫn này về cơ bản đã có những cách giải quyết khá triệt để và hầu như cộng đồng tự xử lý được.

2. Kiến nghị

Mỗi loại hình rừng mang một đặc trưng và hiệu quả riêng và chúng đều có mặt tốt của nó, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội miền núi nước ta hiện nay, vì vậy cần phải khôi phục và phát triển hợp lý phương thức của các loại hình này, cụ thể:

Mặt thể chế chính sách

- Nhà nước cần phải khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng.

- Đối với quản lý rừng cộng đồng cần nhanh chóng có những văn bản xác nhận quy ước chia sẻ lợi ích trên cơ sở tôn trọng các đề xuất của cộng đồng.

Mặt tổ chức, cơ cấu

- Tùy điều kiện cụ thể mà phát triển và hình thành các hình thức rừng cộng đồng như thôn bản, nhóm hộ và dòng họ tộc.

- Các quy ước phải được xây dựng từ cộng đồng, được sự đóng góp và thông qua của toàn thể cộng đồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 91 - 104)