Đặc điểm chung của xã Văn Minh liên quan đến quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 68 - 104)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.2.Đặc điểm chung của xã Văn Minh liên quan đến quản

nguyên rừng

Vị trí địa lý:

Văn Minh là một xã nằm cách trung tâm huyện Na Rì 10 km về phía Nam, cách trục đường chính quốc lộ 3b 2 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3808,61 ha với các vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp xã Lam Sơn Phía Nam giáp xã Hữu Thác

Phía Đông giáp xã Lam Sơn, Cư Lễ Phía Tây giáp xã Lương Thành.

Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế với các xã trong huyện và với các vùng lân cận.

Địa hình, địa mạo:

Văn Minh là xã vùng núi nên địa hình đặc trưng là các dãy núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và khe rạch. Do cấu trúc địa chất nên địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Độ cao trung bình khoảng 500m. Địa hình được chia làm 2 dạng chính là địa hình núi đất và địa hình núi đá.

-Địa hình núi đá: Tập trung nhiều ở phía Đông Nam và Tây Nam có độ cao trung bình là 700m so với mực nước biển. Hầu hết các núi đá ở đây là núi đá vôi có địa hình hiểm trở, quá trình Kastơ diễn ra mạnh dẫn đến mực nước ngầm của vùng là khá sâu gây hiện tượng khô hạn vào mùa khô.

-Địa hình núi đất: Phân bố rải rác chủ yếu tập trung ở gần trung tâm xã, ven các trục đường có độ cao trung bình khoảng 300 đến 500m. Hầu hết các dãy núi đất được bà con khai thác để trồng ngô và các loại cây khác.

Nhìn chung địa hình của xã Văn Minh là vùng núi cao, có địa hình khá phức tạp, độ dốc sườn núi lớn, địa hình bị chia cắt nhiều nên việc bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn hết sức cần thiết.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Khí hậu:

Theo phân vùng khí hậu Văn Minh chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam.

Nhiệt độ trung bình năm là 22,1oC.

Nhiệt độ cao trung bình năm là 27,1oC vào các tháng 6 và 7. Nhiệt độ tối thấp trung bình là 15oC vào các tháng 12, 1, 2. Vào mùa đông thường sảy ra sương muối.

Tổng tích ôn năm từ 7500 đến 8000oC.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và các tháng thấp nhất từ 10 - 12 oC. Cá biệt có những ngày mùa hè nhiệt độ lên tới 38,6oC và xuống thấp dưới 5oC vào mùa đông làm ảnh hưởng đến đời sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Độ ẩm trung bình năm dao động từ 70-80% trong đó 3 tháng có độ ẩm cao 85% là tháng 6,7,8, độ ẩm thấp nhất là thang 12 với 79%.

Thủy văn:

Cũng giống như các xã miền núi khác, Văn Minh có một hệ thống thủy văn dựa chủ yếu vào hệ thống sông, suối, ao hồ được bắt nguồn từ các khe núi, lượng nước chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Hệ thống ao, hồ và các con suối trên địa bàn phần nào đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho bà con trong xã.

Cảnh quan môi trƣờng:

Với đặc thù là một xã miền núi Văn Minh có lợi thế về cảnh quan môi trường trong sạch với độ che phủ 78,48% diện tích tự nhiên đã làm cho môi trường khí hậu cua Văn Minh rất trong lành. Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nạy thì trong tương lai cũng cần được quan tâm, đặc biệt là khu vực trung tâm xã. Do vậy vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và xử lý chất thải sinh hoạt cần được chú ý.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Rừng của xã Văn Minh dần được khôi phục thông qua các chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Nhà nước và đang tăng trưởng khá. Diện tích rừng có 1897,55 ha chiếm 78,48% diện tích tự nhiên toàn xã. Đến này rừng của xã thực sự là tài nguyên quan trọng, hằng năm cho hàng trăm mét khối gỗ, củi, cung cấp nguyên liệu cho xây dựng cơ bản của nhân dân, bảo vệ đất, chống xói mòn.

Hiện nay rừng của xã đang phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Do rừng khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật quan trọng phát triển trở lại.

Qua bảng 3.7 ta có thể nhận thấy phần lớn diện tích đất đai của xã Văn Minh là đất lâm nghiệp (chiếm 79,20% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó đất rừng sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất là 71,27 %, rừng phòng hộ có tỉ lệ cao thứ hai với 25,10% và không có rừng đặc dụng. Văn Minh là một trong nhưng xã đang thực hiện nhiều chương trình để phát triển và bảo vệ rừng như 147, 661, 3PAD. Hiện nay, theo xu thế chung, phần lớn diện tích rừng sản xuất và phòng hộ đều đã được giao cho hộ gia đình sử dụng và UBND xã quản lý và đa số các hộ đã được cấp sổ đỏ để quản lý rừng của mình.

Bảng 3.7: Thống kê diện tích đất đai xã Văn Minh năm 2012

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Tổng diện tích 3808.61 100

2. Đất nông nghiệp 3300.47 86,66

2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 274.98 7,22

2.1.1. Đất trồng cây hàng năm 238.78 6,27

2.1.2. Đất trồng cây lâu năm 36.200 0,95

2.2. Đất lâm nghiệp 3016.49 79,20

2.2.1 Rừng sản xuất 2714.33 71,27

2.2.2 Rừng phòng hộ 302.16 7,934

2.2.3 Rừng đặc dụng 0 0

3. Đất phi nông nghiệp 71.05 1,87

4. Đất chƣa sử dụng 437.09 11,48

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã tương đối thấp (7,22 %), trong khi đó phần lớn thu nhập của người dân trong xã vần từ nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy tập trung phát triển nghề rừng đang là hướng đi cần thực hiện ở Văn Minh nhằm tạo cơ hội và tăng thu nhập cho người dân địa phương

Dân sô lao động:

Tổng số hộ toàn xã là 279 hộ, tổng số nhân khẩu là 1170 trong đó số lao động chính là 355. Tại địa bàn xã có 4 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Kinh, Dao. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 45,3%.

3.3.2.1. Đặc điểm của thôn Nà Mực liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Bảng 3.8: Lƣợc sử thôn Nà Mực, xã Văn Minh

Thời gian Sự kiện

1960 Thành lập thôn Nà Mực với 8 hộ dân tộc Tày.

1986 Lũ lớn xảy ra ảnh hưởng tới hoa màu và mùa màng. Có 18 hộ là người tày.

1999 Bắt đầu làm cầu treo vào thôn.

2007 Có đường điện lưới quốc gia cho cả thôn.

Dự án CARD đầu tư vào phát triển rừng cộng đồng trong thôn 2009 Mở rộng đường trong thôn. Có 23 hộ.

2011 Xây nhà văn hóa cho thôn.

2012 Có 24 hộ với 106 khẩu người dân tộc Tày.

Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn nhóm thực tế năm 2012

Thôn Nà Mực được thành lập năm 1960 với 8 hộ dân tộc Tày, đây là giai đoạn sơ khai nên đời sống của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, các hộ sống dựa vào rừng là chủ yếu. Đến năm 1986 cả thôn đã có 18 hộ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

tuy nhiên mật độ dân cư vẫn đang còn rất thưa thớt và việc phát nương làm rẫy vẫn đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn địa bàn dân cư. Nhận thức của người dân trong việc xây dựng và bảo vệ rừng cũng đang còn rất mơ hồ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền, của các tổ chức trong việc tuyên truyền về vai trò to lớn của rừng. Cũng chính trong năm này thì một trận lũ lớn đã xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến mùa màng cũng như vật nuôi của người dân, cuộc sống của các hộ gia đình vô cùng khó khăn, sau trận lũ họ lại càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào rừng. Có thể nói, đây là giai đoạn rừng trong thôn bị tàn phá nặng nề nhất từ trước đến nay.

Sau những khó khăn của người dân, những mất mát về rừng thì nhà nước cũng đã chú tâm dần hơn đến đời sống của bà con, năm 1999 cùng với một phần vốn đầu tư từ nhà nước thì thôn đã làm được một chiếc cầu treo qua thôn, tạo thuận lợi rất nhiều trong việc đi lại cho các hộ, giúp việc giao lưu với các thôn anh em cũng dễ dàng hơn, đến năm 2007 thì cả thôn đã có điện, việc cập nhật các tin tức cũng vì thế mà được cải thiện, giai đoạn này nhiều hộ đã có đài, tivi...nhận thức của người dân về đời sống cũng khá hơn. Song song với thời gian này toàn thôn còn được dự án CARD đầu tư vào việc phát triển và bảo vệ rừng cộng đồng trong thôn.

Năm 2009 toàn thôn có 23 hộ, giai đoạn này thôn đang quản lý một khu rừng cộng đồng do nhà nước giao, với số tiền nhận được từ việc bảo vệ rừng hàng năm cùng với một số vốn tự người dân bỏ ra thì thôn đã mở rộng được con đường rộng 3m.

Năm 2011 thôn đã xây dựng được nhà văn hóa, nơi tập trung giao lưu cũng như phổ biến kiến thức cho bà con, việc làm này là một bước ngoặt mới nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cả thôn, đến nay toàn thôn có 24 hộ với 106 người Tày cùng sinh sống với nhau.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3.3.2.2 Đặc điểm của thôn Khuổi Liềng liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Bảng 3.9: Lƣợc sử thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh

Thời gian Sự kiện

1960 Thành lập thôn với 12 hộ người Tày.

1979 Có 2 hộ người Kinh ở Thái Bình lên khai hoang. 1986 Xảy ra lũ to làm mất mùa.

2001 Mở rộng đường 3m trong thôn.

2007 Dự án CARD đầu tư vào phát triển và bảo vệ rừng cộng đồng trong thôn.

2011 Làm cầu treo và xây nhà trụ sở cho thôn.

2012 Có 37 hộ với 156 khẩu chủ yếu là người Tày và một số hộ người Kinh, Dao và Nùng.

Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn nhóm thực tế năm 2012

Thôn Khuổi Liềng được thành lập vào năm 1960 với 12 hộ người Tày, lúc này mật độ dân cư còn thưa thớt, mãi đến tận năm 1979 mới có thêm 2 hộ người Kinh ở Thái Bình lên khai hoang lập nghiệp. Năm 1986, một trận lũ to đã xãy ra làm cho đời sống của các hộ bị ảnh hưởng rất lớn, mùa màng thất bát. Sau trận lũ dịch bệnh hoành hoành làm cho kinh tế hộ giảm sút một cách rõ rệt. Giai đoạn này người dân trong thôn sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, phát nương làm rẫy, chặt cây đốn củi, mang lâm sản phụ đi bán, không những thế nhu cầu con người ngày một tăng, nhu cầu nhà ở cùng vì thế mà tăng theo, điều đó đồng nghĩa với việc chặt gỗ làm nhà của các gia đình cũng xảy ra nhiều hơn làm cho rừng trong thôn suy thoái một cách đáng lo ngại.

Cùng với thời gian cũng như sự nỗ lực trong sản xuất thì đời sống người dân trong thôn dần dần được cải thiện. Đến năm 2001, nhờ sự đầu tư một phần của nhà nước thôn đã làm được con đường 3m nối thông qua các thôn liền kề giúp việc đi lại cũng như giao lưu của các hộ thuận lợi hơn rất nhiều.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Chưa dừng lại ở đó, năm 2007 thôn còn được dự án CARD đầu tư vào phát triển rừng cộng đồng, mỗi năm hỗ trợ cho thôn 13 triệu đồng nhằm phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng, nếu quỹ này thừ còn có thể cho người dân vay với lãi suất 0,6% để đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất, kinh doanh cho các hộ nhờ đó đời sống vật chất người dân ngày một dần tăng lên.

Đến năm 2011 thôn đã làm cầu treo cũng như làm nhà trụ sở cho thôn, đời sống văn hóa, tinh thần cũng như nhận thức của các hộ nhờ đó mà cũng có một bước chuyển mới.

Đến nay toàn thôn có 37 hộ với 156 khẩu chủ yếu là người Tày và một số hộ người Kinh, Dao và Nùng cùng làm ăn sinh sống, mặc dù đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng cả thôn đã và đang thực sự cố gắng để đưa người dân ngày một có cuộc sống tốt dần hơn.

3.4. Thực trạng sở hữu và sử dụng đất của phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện Na Rì

Hiện nay triên địa bàn huyện Na Rì đang tồn tại cả ba hình thức quản lý rừng. Trong đó diện tích rừng quản lý rừng hộ gia đình chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 57%, tiếp đến là rừng nhà nước quản lý với 42% và ít nhất là rừng cộng đồng chỉ chiếm 1% trong tổng diện tích rừng.

Đồ thị 1: Cơ cấu diện tích rừng phân theo các phương thức quản lý tại Na Rì

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3.4.1. Phương thức quản lý rừng nhà nước

Bảng 3.10: Diện tích rừng dƣới hình thức nhà nƣớc quản lý tại Na Rì năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT đất rừng Tổng Nhà nƣớc quản lý Tổng DT Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác Diện tích Ha 66871,34 27996,83 2006,97 14865,97 11123,89 So với tổng đất rừng % 100 41,87 3,00 22,23 16,64

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì, năm 2012

Sau một thời gian dài kể từ khi chính phủ giao đất, giao rừng năm 1994 thì đến nay diện tích rừng do nhà nước quản lý đã giảm rất nhiều so với trước đây. Tại vùng nghiên cứu diện tích rừng này bao gồm các tổ chức kinh tế, UBND xã, và các tổ chức khác quản lý. Trong đó UBND xã hiện đang quản lý nhiều nhất (22,23%). Các cơ quan đơn vị nhà nước (15,84%), các tổ chức kinh tế ít nhất (3,00%) và cuối cùng là các tổ chức khác (16,64%)

Bảng 3.11 : Thống kê diện tích các loại rừng dƣới hình thức nhà nƣớc quản lý tại Na Rì năm 2012

ĐVT: Ha Nội Dung Nhà nƣớc quản lý Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác Tổng Diện tích đất rừng 2006,97 14865,97 11123,89 1.Rừng tự nhiên 422,69 13278,08 11123,89 - Rừng sản xuất 422,69 5518,98 0 - Rừng phòng hộ 0 7759,10 0 - Rừng đặc dụng 0 0 11123,89 2. Rừng trồng 1584,97 1587,89 0 - Rừng sản xuất 1584,28 1587,89 0 - Rừng phòng hộ 0 0 0 - Rừng đặc dụng 0 0 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong quản lý rừng nhà nước ở Na Rì là bảo vệ rừng núi đá có lâm sản quý hiếm trên địa bàn. Với diện tích 14.700 ha rừng núi đá trải rộng trên địa bàn mười xã, trong đó có năm xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ do một ban quản lý đảm nhận, còn lại do UBND xã làm chủ rừng. Việc quản lý, bảo vệ 11 nghìn ha rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thời gian qua gặp nhiều khó khăn vì lực lượng thiếu, phương tiện hầu như không có, địa hình hiểm trở nên rừng vẫn bị xâm hại. Diện tích rừng núi đá còn lại, theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Na Rì cho biết: Các xã Liêm Thủy, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa và Cư Lễ làm chủ 3.700 ha rừng núi đá chỉ trên danh nghĩa, vì không có lực lượng, không có phương tiện và kinh phí nên không đủ khả năng quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương mình.

Về kiểu rừng (loại rừng) dưới hình thức nhà nước quản lý tại vùng nghiên cứu: số liệu bảng trên cung cấp cho chúng ta thấy cả rừng tự nhiên và rừng trồng đều có ở hình thức quản lý này, tuy nhiên phần rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Qua bảng số liệu trên ta cũng có thể nhận ra rằng 3 loại rừng trên địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 68 - 104)