Giải pháp phát triển quản lý rừng cộng dồng và phối hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 96 - 99)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.9. Giải pháp phát triển quản lý rừng cộng dồng và phối hợp

mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã) là phải lồng ghép LNCĐ như thế nào vào chương trình phát triển lâm nghiệp của mình trong điều kiện hạn chế nguồn lực và năng lực quản lý của địa phương.

3.9. Giải pháp phát triển quản lý rừng cộng dồng và phối hợp 3 phƣơng thức quản lý rừng thức quản lý rừng

Đối với quản lý rừng nhà nước nên tập trung vào các khu rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn xung yếu do các lâm trường quốc doanh, Vườn quốc gia... quản lý. Nên có một cơ cấu diện tích rừng nhà nước nhất định, đồng thời cải cách phương thức quản lý của các đơn vị là chủ rừng này thì mới mong cải thiện được thực trạng hiện nay.

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, tiếp tục giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, các nhân và đặc biệt là cho cộng đồng quản lý trực tiếp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Nâng cao năng lực cho cộng đồng: Mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng là giải pháp giúp người dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (tỉa thưa, phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng), phương thức khai thác và cách tính toán hiệu quả kinh tế (dễ tính, dễ nhớ, nhưng vẫn chính xác) từ rừng trồng HGĐ.

Tổ chức các khóa tập huấn về quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, các lớp tập huấn với các chủ đề như: quyền lợi và nghĩa vụ của người bảo vệ rừng, các quyền liên quan đến quản lý tài nguyên và qui hoạch sử dụng đất có sự tham gia. Tập huấn cho các bên liên quan đến việc thực hiện hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành và quản lý của ban phát triển cộng đồng.

Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong các công việc như hướng dẫn, giúp đỡ, các hoạt động của các gộ gia đình làm nghề rừng. Đặc biệt giữa UBND xã với các cơ quan Kiểm lâm, Địa chính cấp huyện, Ngân hàng… nhằm theo dõi trách nhiệm của họ với các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng.

Tổng kết công tác giao đất giao rừng tại địa phương nhằm tạo cơ sở đẩy mạnh công tác này, đặc biệt là đối với các hộ nghèo trong xã và nhân rộng ra các địa bàn.

Tăng cường các dự án tại xã, trước tiên là các dự án nghiên cứu từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Thực hiện những mô hình kinh tế phù hợp trên đất rừng được giao của mình cũng như tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Bên cạnh đó cũng có những mô hình hợp lý xây dựng cho các hộ nghèo có thể phát triển trên diện tích rừng của mình.

Kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng cần phải được gìn giữ và phổ biến sâu rộng trong cộng đồng địa phương. Nghiên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

cứu xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm, xây dung các mô hình phát triển và bảo vệ rừng có hiệu quả và các mô hình này phải được người dân địa phương xác định như một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả và tính hấp dẫn kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)