Phương thức quản lý rừng tư nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 77 - 104)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.2. Phương thức quản lý rừng tư nhân

Phương thức quản lý rừng tư nhân dựa trên dựa trên nguyên lý thừa nhận quyền làm chủ và hưởng thụ của các cá nhân về tài nguyên rừng. Từ năm 1994 với nghị định 02/CP của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã tạo khung pháp lý cho phương thức quản lý rừng tư nhân về rừng. Hộ gia đình được giao đất giao rừng để quản lý và sử dụng lâu dài.

Bảng 3.12: Diện tích đất rừng dƣới hình thức quản lý tƣ nhân tại Na Rì năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng đất rừng Hộ gia đình, cá nhân

Diện tích Ha 66871,34 38325,41

So với tổng đất rừng % 100 57,30

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Hộ gia đình, cá nhân đang quản lý và sử dụng 38325,41 ha (chiếm 57,30% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện). Có thể nói tại Na Rì rừng và đất rừng dưới hình thức quản lý tư nhân đang dần tăng về diện tích. Kết quả này có được là nhờ công tác giao đất, giao rừng của huyện trong những năm qua. Đây là hướng đi đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trồng rừng, phát triển kinh tế dựa vào lâm nghiệp.

Bảng 3.13:Thống kê diện tích các loại rừng dƣới hình thức quản lý tƣ nhân tại Na Rì năm 2012

Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu ( %)

Tổng diện tích đất rừng 38325,41 100 1. Rừng tự nhiên 23865,09 62,27 - Rừng sản xuất 20011,28 83,85 - Rừng phòng hộ 3712,20 15,55 - Rừng đặc dụng 141,61 0,60 2. Rừng trồng 14460,32 37,73 - Rừng sản xuất 13173,82 91,10 - Rừng phòng hộ 1286,50 8,90 - Rừng đặc dụng 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì

Hiện nay các hộ gia đình, cá nhân ở Na Rì đang quản lý cả rừng tự nhiên và rừng trồng và điều đặc biệt là ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là rừng sản xuất sẽ được giao cho các hộ để phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ giao cho các hộ gia đình chủ yếu vào mục đích bảo vệ các khu rừng quan trọng, nguồn nước, ruộng nương và một phần nhỏ cũng để phát triển rừng trồng. Rừng đặc dụng được quy hoạch quản lý do Khu bảo tồn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

thiên nhiên và hạt kiểm lâm thực hiện vì vậy không giao cho bất cứ cá nhân hay hộ gia đình nào sử dụng.

Tuy nhiên ở Na Rì thì cá nhân và hộ gia đình lại quản lý cả 3 loại hình rừng sản xuất, rừng phòng hộ và một phần rừng đặc dụng với tổng diện tích lên đến 38325,41 ha. Trong đó, với rừng tự nhiên thì rừng sản xuất chiếm nhiều nhất với 20011,28 ha, tiếp đến là rừng phòng hộ là 3712,20 ha và cuối ít nhất là rừng đặc dụng chỉ có 141,61 ha (0,6%). Còn đối với rừng trồng thì các hộ gia đình, tư nhân không quản lý rừng đặc dụng mà chỉ quản lý 13173,82 ha (91,10%) diện tích rừng sản xuất và 1286,50 ha (8,90%) rừng phòng hộ.

3.4.3. Phương thức quản lý rừng cộng đồng

Bảng 3.14: Thống kê diện tích các loại rừng dƣới hình thức quản lý cộng đồng tại Na Rì năm 2012

Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất rừng 549,10 100 1. Rừng tự nhiên 504,04 91,80 - Rừng sản xuất 504,00 100 - Rừng phòng hộ 0 0 - Rừng đặc dụng 0 0 2. Rừng trồng 45,10 8,20 - Rừng sản xuất 45,10 100 - Rừng phòng hộ 0 0 - Rừng đặc dụng 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì

Theo bảng trên ta thấy diện tích rừng cộng đồng trong toàn huyện là 549,10 ha trong đó có cả rừng tự nhiên là 549,10 ha ( 91,80%) và rừng trồng 45,10 ha (8,20%). Tất cả diện tích rừng cộng đồng đều là rừng sản xuất, không có rừng phòng hộ và đặc dụng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

So với hai hình thức quản lý rừng nhà nước và tư nhân thì hình thức quản lý rừng cộng đồng tại Na Rì đang quản lý một diện tích rất khiêm tốn, tuy nhiên tất cả diện tích này đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng thôn và đi kèm với đó là những quy ước cụ thể.

Ở Na Rì, tất cả diện tích rừng cộng đồng hiện nay đang do thôn trực tiếp quản lý. Để có thể thấy rõ điều này, chúng ta cùng nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.15: Diện tích rừng cộng đồng dƣới các hình thức quản lý Hình thức quản lý Diện tích ( ha) Cơ cấu (%)

Theo thôn 549,10 100

Theo nhóm hộ 0 0

Theo dòng tộc 0 0

Khác với một số địa phương khác, rừng cộng đồng có thể giao cho nhóm hộ hoặc dòng tộc quản lý từ lâu đời, rừng cộng đồng ở Na Rì được giao trực tiếp cho thôn quản lý từ năm 2007. Thôn được cấp bìa đỏ với thời hạn là 50 năm quản lý, sử dụng.

3.5. Sự chia sẻ lợi ích trong phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Trước khi tìm hiểu sự chia sẻ lợi ích trong rừng cộng đồng ở huyện Na Rì, chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên tắc cộng đồng sử dụng các lợi ích thu được từ rừng.

Nguyên tắc sử dụng nguồn thu:

a) Việc sử dụng, ăn chia,phân phối các lợi ích từ rừng phải được các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia;

b) Việc ăn chia, phân phối các lợi ích phải đảm bảo bình đẳng, thống nhất giữa các hộ gia đình, có ưu tiên đối với hộ gia đình thuộc diện chính sách của Nhà nước;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

c) Quyền hưởng lợi và việc ăn chia, phân phối các lợi ích từ rừng phải được công bố công khai, rõ ràng đến tất cả các hộ gia đình trong cộng đồng.

Các hỗ trợ của nhà nước: Vật tư, tiền, lương thực mà Nhà nước, Chương trình, Dự án về lâm nghiệp hỗ trợ cho cộng đồng và lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng được quản lý, sử dụng như sau:

Đối với lâm sản: Gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng hoặc chia cho các thành viên trong thôn bản do cộng đồng quyết định;

Các sản phẩm khác như sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ các chi phí phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng. Lưu ý các quy định trên phải được thống nhất trong hội nghị thôn và phải ghi vào trong quy ước hoặc phương án ăn chia lợi ích từ rừng của cộng đồng.

Xét ở huyện Na Rì thì nhìn chung việc chia sẻ lợi ích ở rừng cộng đồng khá bình đẳng. Mặc dù chất lượng rừng không còn tốt như trước, số lượng các cây gỗ qúy, các loại động vật quý hiếm không còn nhiều nhưng theo kết quả phỏng, diện tích rừng không bị giảm qua các năm nên người dân vẫn nhận được lợi ích và sự chia sẻ thể hiện khá cụ thể.

Qua bảng số liệu ta có thấy được những đặc trưng cơ bản nhất của rừng cộng đồng ở Na rì. Đó chính là tất cả diện tích rừng cộng đồng đều là những khu rừng đầu nguồn, có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ sinh thái rừng. Số lượng gỗ quý trong rừng còn rất ít, nguyên nhân là do người dân đã khai thác trong thời gian trước, số lượng lâm sản ngoài gỗ cũng còn không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Các loại LSNG hiện còn như: Vàu, tre, măng, nấm, mật ong, dược liệu, động vật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.16: Đặc trƣng về tài nguyên rừng cộng đồng tại Na Rì

Chỉ tiêu

Ý kiến của cộng đồng

Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng

1.Kiểu rừng - Đầu nguồn 100% 100% 100% 100% - Tái sinh 0 0 0 0 2.Số lượng gỗ quý - Ít 100% 100% 100% 100% - Nhiều 0 0 0 0 3.Số lượng LSNG - Ít 100% 100% 100% 100% - Nhiều 0 0 0 0

4. Thay đổi diện tích

- Tăng 0 0 0 0

- Giảm 0 0 0 0

- Giữ Nguyên 100% 100% 100% 100%

5. Lý do giảm số lượng

- Khai thác bữa bãi 100% 100% 100% 100%

- Lý do khác 0 0 0 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.17: Chia sẻ lợi ích trong rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng 1.Nguồn lợi - Gỗ làm nhà 50% 50% 50% 50% - Lâm sản 50% 50% 50% 50% 2.CĐ khai thác gỗ, lâm sản - Có 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 3.Nộp thuế khai thác - Có 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 4. Công bằng trong sử dụng - Có 100% 100% 100% 100% - Không 5.Quyền của phụ nữ 0 0 0 0 - Có 90% 100% 100% 100% - Không 10% 6. Cách thức sử dụng - Bảo vệ, sử dụng chung 65% 700% 100% 100% - Chỉ bảo vệ không sử dụng 0 0 0 0

- Tuần tra bảo vệ, khai thác làm nhà

35% 30% 0 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Kết quả điều tra thực tế cho thấy ở tất cả các thôn có rừng cộng đồng đều có quy định: các hộ có nhu cầu làm nhà, muốn khai thác cây trong rừng cộng đồng phải viết đơn xin và phải được ban quản lý rừng cộng đồng cho phép. Các hộ gia đình không được khai thác cây vào mục đích đem bán, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy ước của thôn. Quyền lợi này là giống nhau ở tất cả các hộ.

Được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nguồn lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng huyện Na Rì chủ yếu là tre, vàu, măng, thảo dược... với sản lượng còn lại không nhiều lắm. Gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng. Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân địa phương và là nguồn lương thực và thu nhập cho người dân chỉ sau lúa, ngô sắn, dong riềng.

Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân hai xã Lạng San và Văn Minh. Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện

Điều đáng nói ở đây là chưa có cơ chế nào để quản lý khai thác lâm sản ngoài gỗ cho các hộ trong cộng đồng và những hộ ngoài cộng đồng nên việc khai thác diễn ra không hợp lý, không công bằng, mạnh ai người ấy làm chứ thôn chưa quản lý việc khai thác này một cách cụ thể.

Được khai thác củi đun: Theo điều tra trong cộng đồng thì người dân được khai thác củi đun bao gồm cây khô, cây chết...thực tế là tất cả các hộ gia

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

đình đều vào rừng lấy củi để sử dụng. Thống kê từ bảng hỏi cho thấy mỗi hộ tiêu tốn khoảng từ 12-17kg củi/ngày.

Khai thác gỗ và lâm sản:100% thôn đều diễn ra hoạt động này, trong mỗi thôn, tất cả các hộ gia đình đều có quyền lợi như nhau trong việc khai thác. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các thôn trong hai xã có rừng cộng đồng. Ở thôn Bản Sảng mỗi hộ làm nhà phải đóng lệ phí cho thôn là 400.000 VNĐ, ở thôn To Đoóc thì cơ chế này khác hơn mỗi hộ làm nhà phải nộp 10% vào quỹ thôn, ở Nà Mực và Khuổi Liềng mức phí này lại là 20%. Số tiền này được gộp lại và chi trả cho các việc chung trong mỗi thôn.

Sự công bằng trong sử dụng: Tất cả các thôn đều khẳng định việc sử dụng các nguồn lợi trong rừng cộng đồng là rất công bằng, phụ nữ có quyền quyết định trong các tất cả các hoạt động.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3.6. Những xung đột trong phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Bảng 3.18: Những xung đột trong phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Nội dung Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

Nguyên nhân

- Bức xúc của người dân trước những hành động tàn phá của lâm tặc cũng như những bức xúc trong cách quản lý lỏng lẻo của nhà nước trong việc bảo vệ rừng.

- Phần lớn các mỏ khai thác tại một số địa phương ở Na Rì chưa xây dựng bãi thải theo đúng quy định, gây bồi lấp dòng chảy, ruộng vườn

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

Nguyên nhân Tranh chấp đất rẫy, chăn thả gia súc, thu hái khai thác LSNG. - Xung đột giữa cộng đồng với

bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài Nguyên nhân Người bên ngoài vào rừng cộng đồng của thôn khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

3.6.1. Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

Mâu thuẫn này thường không rõ ràng và luôn tồn tại một cách tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư thôn và cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp. Đây là xung đột mạnh mẽ nhất trong quản lý phát triển rừng tại huyện Na Rì. Xung đột này được thể hiện bằng việc người dân cũng như các cộng đồng, đặc biệt là ở vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang trực tiếp và tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng. Chúng ta phân tích để thấy được nguyên nhân của xung đột này.

Theo tìm hiểu, thực trạng tàn phá rừng diễn ra ở Na Rì không phải bây giờ mới diễn ra. Trước đây, người dân ở những cánh rừng già chủ yếu vào rừng đốn hạ nhiều cây gỗ quý để về xây nhà. Giai đoạn này thì cây gỗ nghiến là mục tiêu ngắm tới của nhiều lâm tặc trong cũng như ngoài cộng đồng. Tình hình tàn phá rừng chỉ rầm rộ lên trong mấy năm trở lại đây, khi giá trị loại gỗ này được thương lái đẩy lên chót vót.

Sau khi những cánh rừng nghiến ở các cánh rừng thuộc huyện Na Rì bị cạn kiệt, lâm tặc bắt đầu chuyển hướng khai thác sang các khu vực thuộc vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên, dù các chốt chặn của kiểm lâm mọc lên dày đặc để giữ rừng. Tất cả thể hiện mâu thuẫn trong việc người dân cũng như các cộng đồng, đặc biệt là ở vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang trực tiếp và tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng, nó tạo ra xung đột về lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 77 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)