Thực trạng cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 49 - 51)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.3.Thực trạng cảnh quan môi trường

Na Rì là huyện có có địa hình cao, nhiều dãy núi, nhiều thác ghềnh, hang động đan xen, địa hình chia cắt mạnh, nhiều khe, rạch, suối nhỏ đan xen với những dải đồi trông như bát úp, mâm xôi song có nơi núi đồi cao vút, bên dưới là những chân ruộng bậc thang, leo lắt những ngọn khói trắng tỏa ra từ những nếp nhà sàn hiền hòa, thơ mông, hiểm trở và cũng rất hùng vĩ tạo nên cảnh quan thiên nhiên của huyện Na Rì đa dạng, phong phú. Bên cạnh các di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên như thác nà Đăng, động Nàng Tiên huyền bí với tương truyền rằng: “Động Nàng tiên xưa kia có các nàng tiên trên trời thường xuống tắm, trong 7 Cô tiên thì có nàng tiên út thương cảnh dưới trần thế người dân lao động lam lũ, nghèo khổ, nên đã xin Ngọc Hoàng cho ở lại nơi trần thế để giúp dân nghèo bày cách làm ăn; Ngọc Hoàng khuyên nhủ thế nào nàng Tiên Út cũng không nghe, nên Ngọc Hoàng đã ban cho nhà cửa, ruộng tiên, ao tiên, lợn tiên gà tiên” ... Với trần động cao trung bình từ 15- 25m, cột nhũ đá long lanh nhiều màu sắc đủ để du khách thỏa sức thả hồn tượng tượng. Có thể nói động Nàng Tiên nếu được đầu tư đúng cách sẽ trở thành nơi thăm quan nghỉ dưỡng thật kỳ thú trong tương lai.

Tuy nhiên môi trường của huyện Na Rì cũng đang bị xâm hại, diện tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài, do lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là thời kỳ phôi thai của quá trình đổi mới và hậu của quá trình làm ăn tập thể, quan liêu bao cấp. Cùng với sự mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động của lâm sản và động vật quí hiếm, dẫn đến sự suy giảm sinh thái, đất đai bị xói mòn, rửa trôi; nguồn nước của các con sông lớn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

thường bị cạn kiệt trong mùa khô, hiện tượng lũ lụt, lũ ống, lũ quét thường xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Tốc độ đô thị hóa của huyên chậm, các loại hình hoạt động công nghiệp chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất tự cung, tự cấp. Một số khu vực trên dòng sông Bắc Giang nước sông bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản vàng sa khoáng kể cả cấp phép và hoạt động trái phép chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó việc sử thuốc trừ sâu, phân hóa học bón cho cây trồng chưa theo khoa học, tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa... cũng gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ.

Từ những đặc điểm trên, trong giai đoạn tới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên cần có biện khai thác, quản lý, bảo vệ và trồng rừng một cách hợp lý, tổ chức xử lý chất thải, nước thải trên từng địa bàn đặc biệt ở các khu khai thác khoáng sản, khu thị trấn, thị tứ.

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Rì

3.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ vào sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện đến cơ sở cộng với sự nỗ lực học tập ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,2%/ năm; các ngành sản xuất dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi... đều có bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, bình quân lương thực có hạt trong 3 năm qua đạt trên 600kg/người/năm.

Thu nhập bình quân đạt 250 USD/người/năm, huyện đang có sự chuyển dịch từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sản xuất theo qui mô công nghiệp (cây sắn, dong giềng, cây lấy gỗ). Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của những năm tiếp theo.Tuy nhiên thực trạng phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua còn chậm, chưa vững chắc sản xuất còn manh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

mún. Năm 2012, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 60% dịch vụ chiếm 21%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 19%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 49 - 51)