2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm chung của xã Lạng San liên quan đến quản lý
nguyên rừng cộng đồng
3.3.1. Đặc điểm chung của xã Lạng San liên quan đến quản lý tài nguyên rừng nguyên rừng
Lạng San là một xã miền núi, nằm phía Bắc của huyện Na Rì cách trung tâm huyện 20km về phía Tây Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn
- Phía Nam giáp xã Ân Tình, Lương Thành huyện Na Rì
- Phía Đông giáp xã Lương Hạ, Văn Học, Vũ Loan huyện Na Rì - Phía Tây giáp xã Lương Thượng huyện Na Rì
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Khí hậu:
Lạng San là xã miền núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi chủ yếu được phân bố trên toàn xã xen kẽ giữa những dãy núi là các đồi thấp, những cánh đồng nhỏ hẹp, và các ruộng bậc thang nằm ở độ cao từ 230- 930m so với mặt nước biển. Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của tỉnh thì xã Lạng San mang đặc điểm chung của khí hậu vùng núi phía Bắc, chỉ có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm là 21,1oC
- Nhiệt độ tối cao trung bình nhiều năm là 26,9oC - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -2oC(T12/1958).
+ Lượng mưa trung bình năm là 1253mm đến 2038mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80-85%
+ Hướng gió chính là hướng gió mùa Đông Bắc.
Tài nguyên
Bảng 3.4: Thống kê diện tích đất đai xã Lạng San năm 2012
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Tổng diện tích 3487,70 100
2. Đất nông nghiệp 2784,79 79,85
2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 336,67 9,65
2.1.1. Đất trồng cây hàng năm 285,38 8,18
2.1.2. Đất trồng cây lâu năm 51,29 1,47
2.2. Đất lâm nghiệp 2448,12 70,19
2.2.1. Rừng sản xuất 727,27 20,85
2.2.2. Rừng phòng hộ 1381,85 39,62
2.2.3. Rừng đặc dụng 339,00 9,72
3. Đất phi nông nghiệp 83,61 2,40
4. Đất chƣa sử dụng 619,30 17,76
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Bảng 3.4 cho thấy các loại đất sử dụng là rất đa dạng ở xã Lạng San. Tổng diện tích đất là 3487,70 ha. Mặc dù trồng lúa là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương nhưng diện tích đất trồng cây hằng năm là rất nhỏ so sánh với các loại khác (chiếm 8,18%). Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 70,19%. Ở Lạng San có cả 3 loại rừng trong đó rừng sản xuất là 727,27 chiếm 20,85%, rừng phòng hộ nhiều nhất 1381,85 ha chiếm 39,62%, ít nhất là rừng đặc dụng 339,00 ha chiếm 9,72 trong tổng đất tự nhiên. Hầu hết diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên với diện tích 3.252,51 ha; chiếm 99,89% rừng tự nhiên.
Nhìn chung đất đai của xã Lạng San không màu mỡ, hàm lượng bùn thấp, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như bón phân chuồng, phân xanh...đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển vườn rừng, cây ăn quả.
Với diện tích đất rừng rộng lớn, có độ che phủ cao đặc biệt là khu vực vùng đầu nguồn, luôn đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Rừng còn là nơi cung cấp chất đốt chủ yếu cho nhân dân, vật liệu làm nhà cửa.
Mặt nƣớc
Địa bàn xã có sông Bắc Giang chảy qua, nhiều khe suối nhỏ, diện tích mặt nước đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ao hồ. Tổng diện tích là 8 ha.
Khoáng sản
Trên địa bàn xã có khoáng sản xã là vàng sa khoáng với trữ lượng lớn, tuy nhiên nhiều công ty doanh nghiệp đã tận thu và khai thác cạn kiệt nên hiện còn rất ít.
Nhân lực
- Tổng số hộ 430 hộ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Số lao động trong độ tuổi: 1227 người
Có thể nói Lạng San có lực lượng lao động trẻ, khỏe, chịu khó là điều kiện thuận lợi trong lao động và sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Tuy nhiên còn một số khó khăn: Trình độ dân trí thấp, việc nhận thức và áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế xã hội chưa thật sự hiệu quả. Một số ít thanh niên còn lười lao động và mắc các tệ nạn xã hội.
Hạ tầng kinh tế xã hội
Lạng San là xã có 11 thôn bản, do tập quán canh tác lâu đời đã hình thành nên các khu dân cư sống theo chòm xóm dọc các trục đường giao thông và ven các sườn đồi. Nhìn chung vị trí các khu dân cư phân bố chưa hợp lý, còn nằm rải rác, không thuận tiện cho việc sản xuất, sinh hoạt và giao thông, có nhiều thôn bản còn quá xa trung tâm như Nà Hiu, Nặm Cà, Khuổi Sáp, Bản Sảng.
Giao thông
Nhìn chung hệ thống giao thông ở xã còn kém phát triển chất lượng đường còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã. Hệ thống giao thông liên thôn cũng rất nhỏ hẹp, đi lại khó khăn đặc biệt là đi vào các thôn như: Khuổi Sáp, Bản Sảng, Nà Hiu. Để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì giao thông đóng góp một vai trò hết sức quan trọng. Chủ trương của Đảng, chính quyền xã là từ nay đến năm 2010 sẽ quan tâm tới đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Tổng số km đường giao thông trong xã: 30 km trong đó: - Đường trục xã quốc lộ 279 là 4 km
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Đường xóm ngõ nội đồng: 10 km
- Số km được nhựa hóa: 6km
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã nhìn chung đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nhân dân. Công trình thủy lợi trên địa bàn gồm 02 hồ chứa nước, 02 ngăn nước, hệ thống kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới tiêu 25 ha còn lại chủ yếu nhờ vào nước trời. Số km kênh mương đã được cứng hóa 6,5 km.
Điện
Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân trong 8 năm qua đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình điện lưới quốc gia đến nay có 8/11 thôn với 87% số hộ được sử dụng điện, đến nay nhiều hộ gia đình đã có tive, đài, xe máy, điện thoại, phục vụ tốt việc thông tin liên lạc và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hiện nay toàn xã có 04 trạm hạ thế, tổng số hộ được sử dụng điện là 294/403 hộ.
Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
Kinh tế
Lạng san trong những năm gần đây có bước phát triển khá mạnh, có sự đầu tư cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng cao. Tuy nhiên, do dân số ngày càng đông, các nhu cầu của con người như giao thông thủy lợi, thương mại, các khu văn hóa, thể thao, khu dân cư sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai, điều đó đòi hỏi phải bố trí lại việc sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển trong tương lai.
Tình hình sản xuất các nghành như sau: Sản xuất nông nghiệp chiếm 90%, phi nông nghiệp dịch vụ chiếm 10%. Mức sống của dân cư: 73,4% là ổn định, tỷ lệ hộ nghèo 27,4%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
3.3.1.1. Đặc điểm của thôn Bản Sảng liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp
Bảng 3.5: Lƣợc sử thôn Bản Sảng, xã Lạng San
Thời gian Sự kiện
1965 Thành lập thôn gồm 8 đến 9 hộ người dân tộc Tày và Nùng. 1970 Cả thôn có 16 hộ.
2003 Làm đường vào tận thôn.
2007
Thời tiết quá rét làm chết trên 40 con trâu và ảnh hưởng tới mùa màng và nhiều vật nuôi khác.
Dự án CARD đầu tư vào việc phát triển rừng cộng đồng trong thôn
2009 Bắt đầu có điện (dân tự đi kéo về), lúc này cả thôn có 68 hộ.
2012
Cả thôn có 72 hộ với 319 khẩu chủ yếu là người Nùng, 1 hộ người kinh còn lại là người Tày và 1 hộ người Dao mới chuyển đến từ năm 1990.
Nguồn: Tổng hợp phỏng vấn nhóm thực tế năm 2012
Kết quả điều tra cho thấy: Vào năm 1965 thôn Bản Sảng mới được thành lập, lúc này mới chỉ có 9 hộ là người Tày và Nùng đến sinh sống và khai hoang. Năm 1970 số hộ tăng lên là 16, do là một thôn vùng cao nên người dân canh tác chủ yếu trên nương rẫy mà mình khai phá được. tuy có rất ít hộ cùng sinh sống trong thôn nhưng các hộ gia đình sống rất đoàn kết với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như đời sống. Cùng với thời gian các hộ trong thôn làm ăn định cư, phát nương làm rẫy, bên cạnh đời sống kinh tế người dân ngày một nâng cao thì hệ sinh thái trong rừng cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề do nhu cầu và diện tích canh tác của người dân mở rộng.
Năm 2003, thôn tiến hành mở rộng đường vào thôn, mặc dù tuyến đường còn nhiều chỗ phải nâng cấp nhưng việc này cũng đã góp phần vào việc giao lưu hàng hóa thuận lợi cho người dân, việc sản xuất cũng như các dự án
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
nông nghiệp nói chung và các dự án về rừng nói riêng cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Đến năm 2007, do thời tiết không thuận lợi, rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và thu nhập của người dân, làm chết hơn 40 con trâu trong toàn thôn và làm giảm năng suất sản xuất của năm đó xuống thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên,cũng trong giai đoạn này thôn được dự án CARD đầu tư vào rừng cộng đồng, quỹ dự án thừa bà con còn được vay lãi để sản xuất, sau thời kỳ này thì thôn còn được nhiều chương trình hỗ trợ kinh phí và giống để trồng rừng như chương trình 661,147 nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người dân cũng như phát triển rừng trong thôn. Năm 2009 thôn mới bắt đầu sử dụng điện, đời sống bà con được nâng cao. Năm 2012 Cả thôn có 72 hộ với 319 khẩu chủ yếu là người Nùng, 1 hộ người kinh còn lại là người Tày và 1 hộ người Dao mới chuyển đến từ năm 1990.
3.3.1.2. Đặc điểm của thôn Too Đóc liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp
Bảng 3.6: Lƣợc sử thôn Too Đóc, xã Lạng San
Thời gian Sự kiện
1974 Thành lập thôn với 5 hộ người Nùng về khai phá.
1979 Có 2 hộ người Nùng do chiến tranh biên giới nên chuyển từ Cao Bằng về sinh sống.
1985-1990 Có thêm 5 hộ người Nùng từ Cao Bằng chuyển về thôn.
1986 Lũ lụt to nhất ngập đường quốc lộ, mùa màng thất bát, ảnh hưởng vật nuôi, kinh tế thôn bị giảm sau trận lũ.
2001 Bắt đầu có điện cho toàn thôn.
2002 Có tuyến đường nhựa (đường 279), lúc này cả thôn có tất cả 22 hộ.
2007
- Giai đoạn này có 2 hộ tách ra nâng tổng số hộ dân trong thôn lên 24 hộ.
- Dự án CARD đầu tư vào phát triển rừng cộng đồng trong thôn. 2012 Tổng số dân trong thôn là 30 hộ với 140 khẩu trong đó 100%
dân tộc Nùng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
To Đoóc là một trong nhưng thôn được thành lập muộn nhất của xã Lạng San. Vào năm 1974 thôn được thành lập với 5 hộ là người Nùng, người dân lúc này sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, đời sống vô cùng khó khăn. Giai đoạn từ 1979-1990, do chiến tranh biên giới xảy ra, lại có thêm 7 hộ người Nùng chuyển từ Cao Bằng về sinh sống nâng tổng số hộ trong thôn lúc này lên thành 12 hộ. Các hộ tập trung sản xuất, canh tác cùng nhau tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn là một thách thức lớn. Khó khăn chưa dừng lại ở đó trong năm 1986 cả dân làng trong thôn lại phải hứng chịu một trận lũ lụt to nhất làm ngập đường quốc lộ (lúc bấy giờ là đường cấp phối), đời sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, mùa màng thất bát, vật nuôi bị ảnh hưởng, sau trận lũ nhiều hộ gia đình phải làm lại từ hai bàn tay trắng.
Cùng với thời gian cũng như được sự quan tâm của nhà nước, các cấp chính quyền thì cuộc sống của người dân trong thôn dần dần được cải thiện các hộ không chỉ sống dựa và khai thác rừng nữa mà đã biết trồng rừng sản xuất cụ thể là năm 2003 một số hộ dân đã trồng hồi đến năm 2008 và 2009 các hộ đã trồng thêm keo và mỡ nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện chât lượng rừng. Việc trồng rừng ở thôn trong giai đoạn này đã được sự hỗ trợ rất lớn từ chương trình 661.
Đến năm 2001 toàn thôn có điện để sử dụng, năm 2002 có tuyến đường nhựa 279 đi qua rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán cũng như trong sinh hoạt của bà con. Đến năm 2007 thôn còn được sự đầu tư của dự án CARD vào phát triển rừng cộng đồng cụ đến năm 2057, việc làm này ủng hộ tinh thần cũng như vật chất của người dân rất lớn, giúp họ có động lực cũng như ý thức để bảo vệ, phát triển cũng như trồng rừng. Hiện tại, sau một thời gian tách hộ thì đến nay toàn thôn có 30 hộ với 140 khẩu người Nùng cùng sinh sống trên địa bàn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/