Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới

Năm 1970, khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, đã được tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) nghiên cứu, quảng bá và nhân rộng. Hiện nay thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng được áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và được xem là một phương thức quản lý rừng có hiệu quả.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Ở Đức có rất nhiều hình thức tổ chức trong lĩnh vực lâm nghiệp. Các hoạt động quản lý lâm nghiệp không chỉ do nhà nước quản lý trực tiếp mà còn do cộng đồng địa phương hoặc do các cá nhân tiến hành. Tư nhân đôi khi cũng hoạt động như các cá nhân riêng lẻ, có lúc họ được tổ chức thành từng nhóm hay các nhóm sử dụng rừng, điều này đã tạo ra sự học hỏi trao đổi nhiều kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng và kinh nghiệm về nhóm sử dụng rừng thích hợp.

Ở Hàn Quốc cũng tồn tại ba loại sở hữu rừng là rừng của Nhà nước, rừng cộng đồng và rừng tư nhân. Hiện nay rừng tư nhân chiếm 70% diện tích rừng, còn lại là rừng do nhà nước quản lý (22%) và rừng cộng đồng (8%);

Ở Nêpan, Lâm nghiệp cộng đồng mới xuất hiện, nổi bật là sự tham gia của người dân vào quản lý rừng. Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài trợ quốc tế, chương trình này đã được thực thi ở toàn quốc và phần lớn chương trình đã thành công trong giai đoạn này.

Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của Chính phủ về xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Những vấn đề pháp lý không tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những người thiếu đất và việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại nguồn tài nguyên rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin tưởng giữa người dân địa phương với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách minh bạch để thực thi quản lý xã hội và quản lý rừng có người dân tham gia cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 pha 1của Dự án LNCĐ do ADB tài trợ cho Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có người dân tham gia trong quản lý rừng. Quá trình này được thực thi không đem lại lợi ích nào về kiến thức địa phương và sự phản ứng hạn chế tới nguồn tài nguyên địa phương, nhận biết nhu cầu và các ưu tiên. Sự thiếu vắng tổ chức cộng đồng được ủy quyền để quyết định việc giao đất rừng cho trồng trọt và với một số lượng rất hạn chế của cán bộ Bộ Lâm nghiệp đã dẫn đến việc kiểm soát lỏng lẻo việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp trong toàn quốc. Năm 1995, Chính phủ Srilanka đã đưa ra một kế hoạch tổng quan lâm nghiệp mới, trong đó đề ra việc tăng độ che phủ rừng, tăng năng suất nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao mức sống, kinh tế của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc; Rừng thuộc sở hữu Nhà nước phải quản lý theo nguyên tắc bền vững về sinh thái. Ngày nay các chương trình đồng quản lý rừng thông qua sự tham gia của người dân đang được thực thi.

Tại Philipin,việc chuyển đổi lâm nghiệp cộng đồng có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn thứ hai là củng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ ba là mở rộng và thể chế hóa. Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng đồng, trồng rừng và trồng cây công cộng là khuynh hướng chính của LNCĐ thông qua sự tham gia của người dân địa phương. Việc hợp nhất chương trình LNXH và LNCĐ là chương trình chủ yếu trong giai đoạn thứ hai tăng trưởng rừng cộng đồng trong giai đoạn ba. Người dân trở thành đối tác, người quản lý và người chủ của các nguồn tài nguyên rừng. Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường bảo vệ, quản lý, phục hồi và phát triển rừng. Các tổ chức của người dân đang làm việc trên diện tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

25 năm với rừng tạo ra cơ hội để bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừng cộng đồng của họ.

Ở Thái lan,Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có đòi hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của họ do một diện tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong những thập kỷ trước đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở Thái Lan đã bị cấm từ năm 1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng. Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn tài nguyên của họ đã trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 29)