2. Mục tiêu nghiên cứu
3.6.2. Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng
Mâu thuẫn này là mâu thuẫn phát sinh gần nhất trong mối quan hệ giữa các hộ gia đình liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có lợi ích thu được từ rừng sau khi nhận rừng để quản lý bảo vệ. Ở đây có thể đề cập đến một số mâu thuẫn như: Tranh chấp đất rẫy, chăn thả gia súc, thu hái khai thác LSNG. Trên thực tế tại địa bàn điều tra có nhiều hộ gia đình nếu trước đây ông cha phát được nhiều rẫy thì để lại cho con cháu nhiều và họ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
có đất sản xuất nhưng cũng có gia đình có rất ít đất sản xuất mà con cái lại đông nên khi lớn lên lập gia đình lại không có đất rẫy sản xuất. Chính những đối tượng này lại vào phát rẫy của hộ gia đình khác dẫn đến việc tranh chấp đất đai. Còn mâu thuẫn trong khai thác, thu hái các loại LSNG như mây, tre, củi, măng,.. hầu như không xảy ra. Các loại LSNG này nếu ai có sức thì vào rừng thu hái không có tình trạng tranh giành. Nhưng đối với mật ong một loại LSNG đặc biệt thì lại có tranh chấp xảy ra. Bởi lẽ tổ ong khi mới phát hiện thì người dân chưa chắc hun khói để lấy mật ngay mà thường là đánh dấu vào cây để thông báo đó là của mình và sau vài ngày sẽ vào lấy. Nhưng có một số người đã thấy có người đánh dấu nhưng vẫn lấy mật ở tổ ong đó dẫn đến tranh chấp khi bị phát hiện.
Ngoài những xung đột kể trên thì trong quản lý rừng tại Na Rì còn xẩy ra xung đột giữa các hộ gia đình với nhau. Cụ thể là theo điều tra thì tại 2 xã ở địa bàn cho rằng hiện tại địa phương tồn tại 2 xung đột cơ bản là mâu thuẫn do ranh giới không rõ ràng và mâu thuẫn do việc chăn thả gia súc của hộ này làm ảnh hưởng đến sản xuất của hộ khác.
Thứ nhất là mặc dù đa số các hộ đã được cấp sổ đỏ nhưng vẫn còn 28,9% hộ được phỏng vấn vẫn chưa được cấp. lý do chủ yếu tình trạng này là vì các hộ mới tách hộ hoặc chưa đến lượt cấp, một số hộ khác lại sợ phải đóng thuế nên đang chần chừ trong việc nhận sổ đỏ. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến ranh giới đất rừng giữa các hộ là không rõ ràng. Điều này đương nhiên gây ra hệ quả lấn chiếm nương, rẫy, tranh chấp đất rừng, mâu thuẫn nảy sinh.
Ngoài ra việc chăn thả gia súc không cẩn thận đã phá cây trồng của các hộ gia đình khác cũng gây ra tranh cãi, tuy nhiên mức độ mâu thuẫn này còn ở mức nhẹ, theo điều tra thì chưa có vụ việc nào cần phải đưa ra xã để giải quyết mà mới chỉ cần hình thức nhắc nhở ở trong thôn bản. Ngoài ra vì nhận
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
thức kém hoặc vì quá đói nghèo nên một số nông hộ đã chặt phá chính mảnh rừng được giao của mình để đem gỗ, củi bán lấy thu nhập hoặc đốt nương trồng cây lương thực, dẫn đến tình trạng xung đột trong cộng đồng thôn bản khi những mảnh rừng này thuộc đầu nguồn nước của họ. Ngoài những tranh chấp, xung đột trên thì còn có mâu thuẫn nó không gây ra tranh chấp nhưng nó luôn tồn tại trong mỗi thành viên tổ bảo vệ rừng. Họ là những người được cộng đồng lựa chọn ra để thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng nhưng họ không được hỗ trợ về kinh phí khi tham gia, mỗi chuyến tuần tra họ tự lấy lương thực của gia đình mang theo và thậm chí họ không có được cơ chế hưởng lợi riêng nào cả. Như vậy họ là những người luôn thiệt thòi về mặt lợi ích và họ luôn mong có sự hỗ trợ kinh phí của các cấp phục vụ cho các hoạt động tuần tra bảo vệ.
Trên đây là những xung đột nhỏ, dễ dàng giải quyết được. Thực tế có rất ít vụ xung đột phải cần đến chính quyền xã sẽ đứng ra xử lý.