Phương thức quản lý rừng nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 75 - 77)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.1. Phương thức quản lý rừng nhà nước

Bảng 3.10: Diện tích rừng dƣới hình thức nhà nƣớc quản lý tại Na Rì năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT đất rừng Tổng Nhà nƣớc quản lý Tổng DT Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác Diện tích Ha 66871,34 27996,83 2006,97 14865,97 11123,89 So với tổng đất rừng % 100 41,87 3,00 22,23 16,64

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì, năm 2012

Sau một thời gian dài kể từ khi chính phủ giao đất, giao rừng năm 1994 thì đến nay diện tích rừng do nhà nước quản lý đã giảm rất nhiều so với trước đây. Tại vùng nghiên cứu diện tích rừng này bao gồm các tổ chức kinh tế, UBND xã, và các tổ chức khác quản lý. Trong đó UBND xã hiện đang quản lý nhiều nhất (22,23%). Các cơ quan đơn vị nhà nước (15,84%), các tổ chức kinh tế ít nhất (3,00%) và cuối cùng là các tổ chức khác (16,64%)

Bảng 3.11 : Thống kê diện tích các loại rừng dƣới hình thức nhà nƣớc quản lý tại Na Rì năm 2012

ĐVT: Ha Nội Dung Nhà nƣớc quản lý Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác Tổng Diện tích đất rừng 2006,97 14865,97 11123,89 1.Rừng tự nhiên 422,69 13278,08 11123,89 - Rừng sản xuất 422,69 5518,98 0 - Rừng phòng hộ 0 7759,10 0 - Rừng đặc dụng 0 0 11123,89 2. Rừng trồng 1584,97 1587,89 0 - Rừng sản xuất 1584,28 1587,89 0 - Rừng phòng hộ 0 0 0 - Rừng đặc dụng 0 0 0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong quản lý rừng nhà nước ở Na Rì là bảo vệ rừng núi đá có lâm sản quý hiếm trên địa bàn. Với diện tích 14.700 ha rừng núi đá trải rộng trên địa bàn mười xã, trong đó có năm xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ do một ban quản lý đảm nhận, còn lại do UBND xã làm chủ rừng. Việc quản lý, bảo vệ 11 nghìn ha rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thời gian qua gặp nhiều khó khăn vì lực lượng thiếu, phương tiện hầu như không có, địa hình hiểm trở nên rừng vẫn bị xâm hại. Diện tích rừng núi đá còn lại, theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Na Rì cho biết: Các xã Liêm Thủy, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa và Cư Lễ làm chủ 3.700 ha rừng núi đá chỉ trên danh nghĩa, vì không có lực lượng, không có phương tiện và kinh phí nên không đủ khả năng quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương mình.

Về kiểu rừng (loại rừng) dưới hình thức nhà nước quản lý tại vùng nghiên cứu: số liệu bảng trên cung cấp cho chúng ta thấy cả rừng tự nhiên và rừng trồng đều có ở hình thức quản lý này, tuy nhiên phần rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Qua bảng số liệu trên ta cũng có thể nhận ra rằng 3 loại rừng trên địa bàn huyện có sự phân chia quản lý là rõ ràng và cụ thể.

Đối với rừng sản xuất: Hầu như diện tích loại rừng này đang được UBND xã và các tổ chức kinh tế quản lý.

Đối với rừng phòng hộ: Chỉ có UBND xã quản lý, các đơn vị kinh tế và tổ chức khác không tham gia vào quản lý.

Đối với rừng đặc dụng: 100% diện tích hiện nay đều thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và đang do Khu bảo tồn và Hạt kiểm lâm trực tiếp quản lý. về kiểu rừng (loại rừng) dưới hình thức nhà nước quản lý tại vùng nghiên cứu: số liệu bảng trên cung cấp cho chúng ta thấy cả rừng tự nhiên và rừng trồng đều có ở hình thức quản lý này, tuy nhiên phần rừng tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Đồ thị 2: Diện tích các loại rừng dưới hình thức nhà nước quản lý tại Na Rì

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì, năm 2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)