2. Mục tiêu nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Na Rì. - Nghiên cứu tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng về vấn đề sở hữu và sử dụng đất của cộng đồng dân cư sống cạnh bìa rừng trên địa bàn huyện.
- Phân tích được sự chia sẻ lợi ích của hình thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì.
- Xác định những xung đột về sử dụng, quản lý trong hình thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì.
- Đánh giá sự tác động của hình thức quản lý rừng cộng đồng đến đời sống người dân huyện Na Rì.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đưa ra những cải cách, những cơ chế về quyền sở hữu và sử dụng đất hữu hiệu đối với cộng đồng dân cư.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Báo cáo tình hình hoạt động lâm nghiệp cộng đồng trên địa bàn của Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Trạm kiểm lâm…
- Các báo cáo, đánh giá, số liệu của các dự án đã và đang tiến hành do các tổ chức nước ngoài tài trợ tại địa bàn tỉnh, huyện.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
Phương pháp chọn điểm điều tra: Lựa chọn ra 2 xã đại diện cho huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phương thức quản lý rừng cộng đồng để điều tra.
Để thu thập được số liệu thứ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA):
a, Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm đối với tất cả hình thức quản lý rừng cộng đồng, đặt ra những câu hỏi, tình huống để phỏng vấn theo nhóm để thu được những thông tin cần thiết.
b, Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP): Tiến hành phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ khuyến nông khuyến lâm, cán bộ hội phụ nữ, trưởng các nhóm có rừng cộng đồng… để thu được nhiều thông tin hữu ích.
c, Lịch sử thôn: Để có được cái nhìn tổng quan của làng liên quan đến sử dụng đất rừng theo thời gian.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp hộ gia đình:
Chọn mẫu điều tra: Mỗi xã tiến hành lựa chọn 2 thôn đại diện về phương thức quản lý rừng cộng đồng, mỗi thôn lựa chọn 30 hộ đại diện để tiến hành điều tra theo phiếu điều tra (tổng mẫu điều tra: 120 hộ).
Xây dựng phiếu điều tra đầy đủ thông tin cần thu thập: các thông tin về quyền sở hữu đất rừng, loại hình sử dụng đất, sự phân chia lợi ích từ rừng đặt trong mối quan hệ về giới, nhóm hộ nghèo. Tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để tiến hành điều tra 120 hộ theo cách chọn mẫu ở trên nhằm đảm bảo tính khách quan.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông qua chương trình excle. Việc xử lý thông tin là cở sở cho việc phân tích.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.406,79ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn; toàn huyện có 21 xã và 01 thị trấn với 232 thôn, bản, Tổ nhân dân; nằm trong tọa độ địa lý 21o55 đến 22o
30 vĩ độ Bắc,105o58 đến 106o18 kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn; Phía Nam giáp huyện Chợ Mới;
Phía Đông giáp huyện Bình Gia và huyện Tràng Định của tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây Giáp huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn.
3.1.1.2. Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất của huyện là núi cao, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình toàn huyện 500 m, nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, các quá trình rửa trôi và tích lũy diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng đồi, núi đá chia cắt, dốc nhiều sẽ là trở ngại cho quá trình sử dụng đất bền vững trên đất dốc.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường xuất hiện gió lốc, mưa đá và lũ ống, lũ quét cục bộ; mùa đông lạnh, khô hanh có gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm 21,4o
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
3.1.1.4. Chế độ thủy văn
Có 2 nhánh sông chính là sông Bắc Giang và sông Na Rì. Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất khu vực đã chi phối mạng lưới sông, suối khá phức tạp; phần lớn đồi, núi sát thềm sông, suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa, chính vì vậy không có những cánh đồng rộng lớn mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ, hẹp dọc theo các triền sông, triền suối. Đặc điểm của các sông, suối là lắm thác, nhiều ghềnh, lưu lượng dòng chảy không đều trong năm, nên việc khai thác, sử dụng gặp nhiều khó khăn nhất định.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa của các sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại đất được phân thành 2 nhóm chính là nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành:
+ Nhóm đất địa thành (đồi núi) diện tích 81.991 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên
+ Nhóm đất thủy thành có diện tích 1.076ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung đất đai của huyện cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất đã bị xói mòn, rửa trôi do việc phát rừng đốt làm nương, rẫy và canh tác không theo qui trình khoa học của những năm trước đây của thế kỷ trước, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trong trong sử dụng đất.
Tài nguyên nước: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao, hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phòng phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong tương lai.
Tài nguyên rừng: Huyện có 64.368,05 ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,37% diện tích tự nhiên trong đó rừng sản xuất chiếm 63,86% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 17,98% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng chiếm 18,16% đất lâm nghiệp. Rừng được phân bố đều ở tất cả các xã trong huyện có độ che phủ tốt, tầng thảm thực vật dày, đất tơi xốp là nguồn tài nguyên qúi không chỉ riêng của huyện và khu vực trong tỉnh mà còn chung cả nước như khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nhằm bảo vệ nguồn gen và các loại động vật quí hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, thăm quan du lịch sinh thái.
Rừng ở Na Rì ngày nay càng liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất, nước, môi trường của huyện; rừng có vai trò và giữ thuộc tính phòng hộ đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, điều hòa khí hậu. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây rất da dạng và phong phú.
Tuy rừng đã bị tàn phá một cách nặng nề trong những năm 1980-1990 của thế kỷ trước do nạn phá rừng làm nương rẫy, nạn đào đãi khai thác vàng trái phép; tự do khai thác rừng qúy hiếm không theo lộ trình, quy hoạch nên rừng bị suy kiệt mạnh.
Kể từ khi có chủ trương giao đất, giao rừng theo quyết định 37/CP của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình dự án như 327, 5322, 661, gần đây nhất là trồng rừng theo quyết định 147 của Chính phủ thì diện tích rừng đang được phục hồi theo hướng tích cực, độ che phủ của rừng được nâng lên, đến
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
nay độ che phủ bình quân chung trên toàn huyện năm 2012 đạt 66%, phấn đấu theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện trong những năm tới mỗi năm phấn đấu nâng độ che phủ nên 1% mỗi năm.
- Thảm thực vật: Rừng tự nhiên ở Na Rì chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, rừng phát triển ở trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thủy có nhiều tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thẩm thực vật dày, đất tơi xốp.
Loại rừng này có diện tích lớn, đây là nguồn tài nguyên lớn không chỉ của huyện, của tỉnh mà còn chung cả nước. Các khu rừng này cần được quy hoạch thành rừng quốc gia, vườn quốc gia để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loại động thực vật quí hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh
Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả là kết quả của việc khai thác, sử dụng đất rừng qua nhiều năm, rừng cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15m, phân bố hầu hết trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau, với thảm thực vật chủ yếu là các loài cây họ đậu, họ xoan, họ giẻ, họ gai, họ sim, cỏ lau lách v.v... hiện nay đối tượng rừng này đang bị khai thác mạnh nhất cho việc chuyển dịch sang trồng các cây công nghiệp.
Thảm cỏ tự nhiên: loại là kết quả của việc khai phá, đốt nương làm rẫy, các loại cây gỗ bị xóa bỏ nhường chỗ lại cho thảm cỏ tự nhiên phát triển.
Các kiểu rừng khác ở Na Rì không lớn, được phát triển trên địa hình đồi lượn sóng có nơi xen kẽ khộp và le, trúc, tre, nứa.... đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được thuận lợi cho việc trồng cây nguyên liệu dược, thảo dược và kết hợp phát triển rừng với chăn nuôi đại gia súc.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Thảm thực vật trồng: Thảm thực vật trồng ở đây cũng hết sức đa dạng, phong phú về chủng loại với nhiều loại cây nhiệt đới điển hình như các loại cây ăn trái và nhiều loại cây lương thực khác.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra, thăm dò Na Rì là một trong khu vực trọng điểm tập trung nhiều loại khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn trong đó:
+ Vàng sa khoáng phân bổ chủ yếu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và dọc theo dòng sông Bắc Giang với trữ lượng tương đối lớn.
+ Đá vôi xây dựng rất phong phú phân bố hầu hết ở tất cả các xã trong huyện.
+ Đồng tại xã Liêm Thủy, Ăngtymon xã Lam sơn, chì kẽm xã Côn Minh, thủy ngân xã Văn Minh, nhôm tại xã Kim Hỷ ... Nhìn chung nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối dồi dào, đa dạng và phong phú cả về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại một số mỏ đã được khai thác. Tuy nhiên trong thời gian tới cần có giải pháp quy hoạch, thăm dò khai thác chế biến sâu, tránh lãng phí nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Tài nguyên nhân văn: Là huyện có nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, (đông nhất là dân tộc Tày và Nùng). Trong đó suốt chiều dài lịch sử, Na Rì luôn là đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các lễ hội văn hoá phi vật thể vẫn được tổ chức thường xuyên như: Lễ hội Lồng tồng tại các xã giáp ngay sau tết nguyên đán; Hội chợ truyền thống xã Xuân Dương (25/3 âm lịch) diễn ra trong những ngày xuân nhằm tỏ lòng thành kính với đất trời, cầu mong cho một năm sản xuất mới gặp nhiều may mắn và là dịp để bạn bè, họ hàng, tình yêu đôi lứa gặp nhau, hẹn hò nhau giờ này năm sau gặp lại.
Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù chăm chỉ, khắc phục vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
nghiệt của thiên nhiên để từng bước vươn lên. Đó là nững nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế-xã hội, trong xu hướng hội nhập; là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường
Na Rì là huyện có có địa hình cao, nhiều dãy núi, nhiều thác ghềnh, hang động đan xen, địa hình chia cắt mạnh, nhiều khe, rạch, suối nhỏ đan xen với những dải đồi trông như bát úp, mâm xôi song có nơi núi đồi cao vút, bên dưới là những chân ruộng bậc thang, leo lắt những ngọn khói trắng tỏa ra từ những nếp nhà sàn hiền hòa, thơ mông, hiểm trở và cũng rất hùng vĩ tạo nên cảnh quan thiên nhiên của huyện Na Rì đa dạng, phong phú. Bên cạnh các di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên như thác nà Đăng, động Nàng Tiên huyền bí với tương truyền rằng: “Động Nàng tiên xưa kia có các nàng tiên trên trời thường xuống tắm, trong 7 Cô tiên thì có nàng tiên út thương cảnh dưới trần thế người dân lao động lam lũ, nghèo khổ, nên đã xin Ngọc Hoàng cho ở lại nơi trần thế để giúp dân nghèo bày cách làm ăn; Ngọc Hoàng khuyên nhủ thế nào nàng Tiên Út cũng không nghe, nên Ngọc Hoàng đã ban cho nhà cửa, ruộng tiên, ao tiên, lợn tiên gà tiên” ... Với trần động cao trung bình từ 15- 25m, cột nhũ đá long lanh nhiều màu sắc đủ để du khách thỏa sức thả hồn tượng tượng. Có thể nói động Nàng Tiên nếu được đầu tư đúng cách sẽ trở thành nơi thăm quan nghỉ dưỡng thật kỳ thú trong tương lai.
Tuy nhiên môi trường của huyện Na Rì cũng đang bị xâm hại, diện tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài, do lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là thời kỳ phôi thai của quá trình đổi mới và hậu của quá trình làm ăn tập thể, quan liêu bao cấp. Cùng với sự mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động của lâm sản và động vật quí hiếm, dẫn đến sự suy giảm sinh thái, đất đai bị xói mòn, rửa trôi; nguồn nước của các con sông lớn
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
thường bị cạn kiệt trong mùa khô, hiện tượng lũ lụt, lũ ống, lũ quét thường xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
Tốc độ đô thị hóa của huyên chậm, các loại hình hoạt động công nghiệp chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất tự cung, tự cấp. Một số khu vực trên dòng sông Bắc Giang nước sông bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản vàng sa khoáng kể cả cấp phép và hoạt động trái phép chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó việc sử thuốc trừ sâu, phân hóa học bón cho cây trồng