2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với một số chính sách ưu đãi để khuyến khích sản xuất phát triển, nên cơ cầu phát triển nông-lâm nghiệp của huyện phát triển tương đối đồng đều và toàn diện.
- Ngành sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt, sự thay đổi về nhận thức của người nông dân cùng với sự tác động tích cực có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của người dân được nâng lên. Công tác khuyến nông được đẩy mạnh xuống từng thôn, bản, các loại giống cây trồng có năng xuất cao được đưa vào trồng khảo nghiệm sau đó được nhân ra diện rộng, các biện pháp thâm canh tăng năng xuất cây trồng hay các biện pháp gieo trồng theo phương pháp mới đã được ứng dụng như (canh tác bền vững trên đất dốc, gieo xạ, chăn nuôi bán thâm chăn thả, gà thả đồi,thả vườn v.v...). Năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 21.070 tấn, bình quân lương thực đạt 557kg/người/năm. Đến năm 2012 sản lượng lương thực đạt 32.979/29.474 tấn, đạt 111,9% kế hoạch.
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng về sức kéo nguồn thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như triển khai công tác tiêm phòng dịch ở gia súc và dịch cúm gia cầm. Tổng đàn trâu năm 2010 có 18.272 con, đàn bò có 3.550 con, đàn lợn có 19.630 con, dê 3.585 con, ngựa 295 con và gia cầm 286.413 con; Đến năm 2012 duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm hiện còn: đàn trâu 17.428 con; đàn bò 1.709 con;
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
đàn lợn 24.132 con; đàn gia cầm 297.055 con; đàn ngựa 575 con chủ yếu là ngựa bạch có giá trị kinh tế cao. Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển bình thường, không có dịch bệnh lớn sảy ra, do làm tốt công tác tiêm phòng dịch định kỳ và địa bàn chăn nuôi còn rộng rãi.
Mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất song nhìn chung còn chậm và còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiền năng sẵn có ở địa phương, chưa tạo ra khối sản phẩm hàng hóa lớn và ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến trong huyện cũng như trong vùng.
+ Ngành lâm nghiệp: năm 2010 toàn huyện có 64.368, 05 ha tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,46%. Tuy nhiên phần lớn rừng ở Na Rì là rừng sản xuất chiếm 63,86% đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ nhỏ 36,14% đất lâm nghiệp.
Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã cơ bản giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân quản lý; toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã được đo đạc địa chính và thành lập bản đồ phân định 3 loại rừng, từng loại rừng và đất rừng đều có chủ quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ hạn chế tình trạng khai thác gỗ tràn lan, khai thác trái phép và hạn chế cháy rừng. Từ năm 2005 đến 2010 bình quân mỗi năm trồng mới trên 400 ha, từ năm 2011 đến năm 2015 thực hiện trồng rừng theo Quyết định số 147/QĐ-CP của Chính phủ, huyện phấn đấu trồng mới mỗi năm trên 1700 ha rừng trở lên.
Tóm lại, ngành lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả quan trọng, song còn hạn chế do rừng mới tái sinh và cây trồng còn non chưa thể khai thác, sử dụng; mặt khác giao thông chưa phát triển, khoảng cách quá xa so với vùng công nghiệp chế biến lân cận; tỷ lệ che phủ rừng tương đối lớn nhưng vẫn chưa đảm bảo chức năng phòng hộ trong khu vực so với địa hình dốc chia cắt mạnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
+ Ngành thủy sản: Là huyện miền núi nên ngành tủy sản không phát triển mạnh do khó đào đắp thành ao hồ lớn và khó giữ nước trong mùa đông. Tuy nhiên trong những năm gần đây kết hợp với các hồ đập, mương, phải phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp (lúa nước) nên chăn nuôi thủy sản đã được chú trọng phát triển. Năm 2010, sản lượng thủy sản đạt 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt trên 480 tấn trên diện tích 239 ha.
+ Khu vực kinh tế công nghiệp: Năm 2010, có 150 cơ sở sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45,5 tỷ đồng; đến năm 2012 đã đạt trên 50 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đã mạnh dạn mở rộng sản xuất để tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp và thu hút lao động tại chỗ và bên ngoài, đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản.
+ Khu vực kinh tế dịch vụ: Nhìn chung ngành dịch vụ phát triển khá phong phú và da dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn lĩnh vực hoạt động góp phần tăng trưởng vào hoạt động kinh tế, tăng thu nguồn ngân sách. Năm 2010 có 775 cơ sở và 985 người hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 57,42 tỉ đồng; đến năm 2012 đạt 191,5 tỷ đồng.