Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻtại ngân hàng nn và ptnt quận cái răng (Trang 66 - 70)

Chương 3 : GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT QUẬNCÁI RĂNG

4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng

4.3.2. Môi trường bên ngoài

4.3.2.1 Mơi trường pháp lý

Dịch vụ thẻ thanh tốn là dịch vụ mới xuất hiện khoản 10 năm trở lại đây

nhưng lại phát triển khá nhanh nên công tác ban hành các văn bản pháp lý liên quan chưa thật sự theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ của dịch vụ này. Thêm vào đó, gần đây hàng loạt các sự cố liên quan đến thẻ ATM xảy ra như: mất tiền trong tài khoản thẻ, máy ATM bị lỗi, rút tiền không được nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài khoản…gây tác động không tốt đến tâm lý của khách hàng. Vì vậy, cần có những văn bản pháp lý phù hợp, mang tính định hướng để thi trường thẻthanh toán phát triển lành mạnh.

Thời gian qua cũng có những nghị định hướng dẫn của ngân hàng Nhà

nước liên quan đến việc phát hành, xử lý các sự cố liên quan đến việc sử dụng thẻ ATM như Luật Giao dịch điện tử và Đềán “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

giai đoạn 2006 – 2010”. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng có tác dụng thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt của người dân, làm tiền đề thúc

đẩy hoạt động mở rộng hệ thống thẻ thanh toán. Tuy nhiên, trong các văn bản nảy vẫn tồn tại một số quy định khá chặt chẽ đối với hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ, thủ tục yêu cầu để được phát hành, thanh tốn vẫn cịn tồn tại nhiều

điểm bất hợp lý làm mất sự chủ động của ngân hàng phát hành và thanh toán, làm cho nhiều khách hàng e ngại sử dụng thẻ hơn. Bên cạnh đó, cịn thiếu khá nhiều văn bản hướng dẫn và điều chỉnh quy trình nghiệp vụ phát hành, quản lý rủi ro cũng như các dịch vụ khác kèm theo dịch vụ kinh doanh thẻ. Hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung và hoạt động thanh tốn thẻ nói riêng luôn chứa

đựng nhiều rủi ro. Cần thiết và cấp bách hơn cả là việc đưa ra những văn bản pháp lý phù hợp với tình hình phát triển của thị trường thẻhiện nay.

4.3.2.2 Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương

Quận Cái Răng là một Quận chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ. Hiện nay dân sốQuận Cái Răng vào khoảng 80.781 người, tổng sốlao

động là 61.377 người. Điều này cho thấy lượng khách hàng tiềm năng ở đây là

nhiều và đang cạnh tranh gay gắt trong việc lôi kéo khách hàng về ngân hàng mình.

Với những mục tiêu phát triển trong thời gian tới là xây dựng và phát triển Quận, đồng thời bắt kịp được những nhịp độ năng động của Thành phố Cần Thơ xứng đáng là trung tâm Công nghiệp, thương mại-dịch vụ, du lịch và đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của Quận Cái Răng là đóng góp những thành quả về kinh tế vào mục tiêu phấn

đấu của Thành phố Cần Thơ trong đó tốc tộ tăng trưởng kinh tế đạt 19,12%, cơ

cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp-thủy sản,

tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng, thương mại- dịch vụ; thu nhập bình quân

đầu người đạt 35 triệu đồng/người/ năm. Năm 2010, Quận Cái Răng có nhiều

cơng trình , dự án đã và đang hoàn thiện như: Cầu Cần Thơ, Cầu Cái Răng, Khu công nghiệp Hưng Phú, Trung tâm Văn hóa Tây Đơ và các dự án khu dân cư Nam Long, Hưng Phú, 586… làm cho bộ mặt đô thị Quận Cái Răng ngày càng khởi sắc tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh tế-xã hội của địa phương. Sự phát triển kinh tế xã hội nói trên sẽ tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và cho NHNo&PTNT Quận Cái Răng nói riêng, đặc biệt là trong nghiệp vụ phát hành thẻ phục vụ cho nhu cầu thanh toán điện tử của người

dân địa phương.

4.3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, thị trường thẻATM thật sựphát triển mạnh mẽvới sự ra đời của hàng loạt các thương hiệu thẻ mới của các ngân hàng. Đầu tư đổi mới về công nghệ, tăng tiện ích thẻ đang là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng. Tính đến nay có khoảng trên 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Các ngân hàng cũng không ngừng tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng của mình. Thị trường thẻ diễn ra hết sức sơi động với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ hàng đầu trong cả nước như: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… Sau đây là một số

nhận định khái quát về các đối thủcạnh tranh lớn của Ngân hàng Agribank Cái

Răng:

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank):

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam trong việc triển khai dịch vụthẻ- dịch vụthanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay. Vietcombank mở đầu cho lĩnh vực này bằng việc triển khai hệthống ATM và phát hành thẻConnect 24. Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” được công nhận vào ngày 28/06/2008. Vietcombank đã dẫn đầu về thịphần phát hành và thanh toán thẻtrên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay.Vietcombank đã và đang liên kết với các đối tác lớn, uy tín như Vietnam Airlines và kênh ca nhạc giải trí MTV Châu Á để cho ra đời các

dịng sản phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục vụ các khách hàng.

Thêm vào đó Vietcombank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp và trang bị hệ thống máy ATM, máy POS hiện đại ở khắp các tỉnh thành cả nước. Có thể nói,

Vietcombank là đối thủcạnh tranh lớn nhất của Argibank hiên nay.

Ngân hàng Đơng Á:

Ta có thể dễ dàng nhận thấy ngân hàng Đông Á là ngân hàng đưa ra các sản phẩm thẻ nội địa phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhất. Do vậy, các sản phẩm thẻcủa DongAbank mang tính thực tế, ứng dụng cao. Điển hình là sản phẩm Thẻliên kết sinh viên của DongAbank, ngân hàng đã và đang phối hợp với

các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc để cho ra đời Thẻliên kết sinh viên

dưới hình thức là Thẻ sinh viên kết hợp Thẻ Đa Năng Đông Á. Đây được xem

như một bước đột phá mới trong thị trường thẻ Việt Nam và mang ý nghĩa thực tiễn rất cao. Thẻ liên kết sinh viên tích hợp đầy đủ các tính năng của Thẻ Đa

Năng Đông Á, đồng thời ứng dụng công nghệ thẻ từ vào quản lý sinh viên như quản lý ra vào thư viện, ra vào phòng máy vi tính, thanh tốn học phí, học bổng của sinh viên qua thẻ... và một số các ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ Thẻ từ hiện nay. Các bạn sinh viên không cịn phải mang theo trong mình hàng loạt các loại thẻ, khơng phải xếp hàng để thanh tốn học phí cũng như nhận học bổng… Có thể nói Ngân hàng Đông Á là đối thủ

cạnh tranh lớn của Agribank Quận Cái Răng trong việc phát hành thẻ cho sinh

viên trên địa bàn Quận hiện nay.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):

Với lợi thế là ngân hàng lâu năm và có uy tín, hoạt động thẻthanh tốn của BIDV cũng hết sức đa dạng và phong phú. BIDV hiện có 3 loại sản phẩm thẻghi nợ nội địa gồm thẻ Power, thẻ Etrans 365+, thẻ Vạn dặm. Bên cạnh đó, BIDV cịn phát triển mạng lưới kênh thanh toán rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách khi sử dụng dịch vụ thẻ. Tuy đi sau trong việc phát hành thẻ so với nhiều ngân hàng nhưng hiện giờBIDV vẫn chiếm một thị phần đáng kể của thẻ nội địa. Hệ thống ATM phủ kín 63/63 tỉnh thành với 1.000 máy ATM đã đưa BIDV trởthành ngân hàngđầu tiên có mạng lưới ATM phủkhắp tồn quốc.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH CÁI RĂNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻtại ngân hàng nn và ptnt quận cái răng (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)