1.4. Quá trình chứng minh
1.4.2. Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ là giai đoạn quan trọng của q trình chứng minh vi phạm hành chính. Thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ góp phần giúp người có thẩm quyền có cơ sở đánh giá chứng cứ một cách khoa học, khách quan, từ đó ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khách quan, hạn chế sai sót. Thu thập chứng cứ là người
có thẩm quyền dùng các biện pháp do pháp luật quy định để ghi nhận và thu giữ chứng cứ. Ghi nhận chứng cứ là hoạt động mô tả, sao chép các sự việc phản ánh vi phạm hành chính. Thu giữ chứng cứ là hoạt động cụ thể trong quá trình thu thập chứng cứ và phải đảm bảo theo thủ tục do pháp luật quy định.
Lập biên bản là một trong những hình thức thu thập chứng cứ quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu thể hiện trong biên bản kiểm tra hành chính, biên bản vi phạm hành chính, biên bản ghi lời khai của người làm chứng, người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại, cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và nội dung biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và được nêu cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính:
“Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.”
Như vậy, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính khơng nhất thiết là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính u cầu về hình thức và nội dung của biên bản vi phạm hành chính rất chặt chẽ để đảm bảo giá trị pháp lý vì biên bản vi phạm hành chính là nguồn chứng cứ quan trọng và là cơ sở để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, cân nhắc khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Về hình thức, biên bản vi phạm hành chính phải thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP hoặc cơ quan nhà nước khác ban hành theo quy định tại Điều 32 Nghị định
81/2013/NĐ-CP. Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó có một số nội dung có thể sử dụng làm chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính đó là hành vi vi phạm; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại.
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nguồn chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm thì tang vật là một trong những chứng cứ quan trọng giúp cơ quan điều tra chứng minh trách nhiệm hình sự.
Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính giúp người có thẩm quyền xử phạt có thể xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt. Việc xác định giá trị tang vật phải đảm bảo thẩm quyền và trình tự theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chủ thể có thẩm quyền xác định giá trị tang vật là người có thẩm quyền giải quyết vụ việc hoặc Hội đồng định giá, trong trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 60 để xác định giá trị tang vật. Do kết quả xác định giá trị tang vật là chứng cứ quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính nên Luật Xử lý vi phạm hành chính yêu cầu phải thể hiện căn cứ xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính và các tài liệu có liên quan trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là cơ sở cho việc thu thập chứng cứ. Một trong những căn cứ quan trọng và cần thiết để áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là để xác minh tình tiết mà nếu khơng tạm giữ thì khơng có căn cứ ra quyết định xử phạt (Điểm a Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Trình tự, thủ tục, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy định cụ thể, chặt chẽ tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong
đó có quy định mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập biên bản với đầy đủ nội dung theo quy định.
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính cũng là cơ sở để thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính đối với lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng và bảo vệ môi trường.17 Kết quả của việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện bằng văn bản. Để đảm bảo phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoạt động chính xác, người sử dụng phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc sử dụng và phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. Danh mục phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an tồn giao thông và bảo vệ môi trường được ban hành kèm theo Nghị định 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Do kết quả của việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm hành chính là nguồn chứng cứ, là căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trình tự, thủ tục và nguyên tắc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chặt chẽ.
Tóm lại, thu thập chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện bằng các biện pháp như lập biên bản; xác định giá trị tang vật; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm hành chính. Các biện pháp thu thập chứng cứ này đều được quy định chặt chẽ về hình thức, nội dung để đảm bảo tính khách quan trong xác định vi phạm hành chính, làm cơ sở để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách khách quan trước khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính.