Áp dụng quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 41 - 44)

1.4. Quá trình chứng minh

1.4.4. Áp dụng quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm

Giai đoạn áp dụng quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng minh và cũng là giai đoạn quan trọng nhất vì trong giai đoạn này người có thẩm quyền xử phạt sẽ cân nhắc và quyết định có hay khơng có vi phạm hành chính, có thuộc trường hợp khơng xử phạt vi phạm hành chính và nếu có xử phạt thì áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nào.

Trên cơ sở chứng cứ thu thập được cũng như kết quả giám định, định giá tang vật vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt sẽ xem xét, cân nhắc để xác định các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Trước tiên,

người có thẩm quyền xử phạt xác định có hay khơng có vi phạm hành chính có cịn thời hiệu xử phạt, có thuộc trường hợp khơng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Thứ hai, người có thẩm quyền xử phạt xác định chủ thể vi phạm. Nếu là người chưa thành niên thì phải căn cứ những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính quy định tại phần thứ năm của Luật Xử lý vi phạm hành chính và xác định lỗi cố ý trong trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Nếu chủ thể vi phạm hành chính là tổ chức thì khi xác định mức tiền phạt áp dụng nguyên tắc: “đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân” (Điểm e Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Thứ ba, người có thẩm quyền xử phạt xác định nghị định xử phạt áp dụng phù hợp đối với vi phạm hành chính, trong đó lưu ý về hiệu lực của nghị định, những văn bản thay đổi, bổ sung. Thứ tư, việc áp dụng điều khoản trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hình thức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, nếu áp dụng điều khoản khơng phù hợp, khơng chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính vì có sự chênh lệch, đơi khi rất lớn giữa khung tiền phạt ở các điều khoản. Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ việc vi phạm hành chính để xác định mức tiền phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính:

“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.

Áp dụng quy định của pháp luật đối với chủ thể vi phạm là giai đoạn mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nghiên cứu hồ sơ vi phạm hành chính để xác định chính xác nghị định xử phạt, điều khoản xử

phạt để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng quy định pháp luật.

Tóm lại, trách nhiệm chứng minh trong xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều nội dung chứng minh từ hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện, chủ thể thực hiện đến trách nhiệm hành chính cần áp dụng. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành toàn bộ hoạt động của quá trình chứng minh từ giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ và cuối cùng là áp dụng quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm. Từng nội dung cần chứng minh, từng giai đoạn của q trình chứng minh địi hỏi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có thể thực hiện tốt trách nhiệm chứng minh, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chặt chẽ, chính xác.

Tuy Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính là nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính nhưng khơng quy định riêng về chứng cứ và chứng minh như trong tố tụng. Trong khi đó, Bộ luật về vi phạm hành chính của Nga quy định đầy đủ một phần về chứng cứ, chứng minh như trong pháp luật tố tụng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)