1.4. Quá trình chứng minh
1.4.3. Đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ được thu thập. Đánh giá chứng cứ thông qua việc tổng hợp các chứng cứ để rút ra kết luận về những sự kiện, tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính hoặc thơng qua phân tích các chứng cứ riêng lẻ để so sánh, đối chiếu nhằm xác định từng sự kiện, tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Để hoạt động đánh giá chứng cứ được chính xác, khách quan, người có thẩm quyền xử phạt kết hợp kiểm tra chứng cứ ngay từ giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ và cuối cùng là đánh giá chứng cứ nhằm kịp thời phát hiện những mâu thuẫn của chứng cứ, xác định đúng sự thật khách quan của vi phạm hành chính.
Kiểm tra chứng cứ là hoạt động của người có thẩm quyền xử phạt kiểm tra biên bản, tài liệu, vật chứng được sử dụng làm chứng cứ có đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ, cụ thể là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp; có đảm bảo thu thập theo thủ tục và trình tự do Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định. Đối với chứng cứ được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt kiểm tra nội dung và hình thức của biên bản vi phạm hành chính có đảm bảo theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các tình tiết thể hiện trong biên bản có đảm bảo tính thống nhất và xác định đầy đủ các yếu tố của cấu thành vi phạm hành chính.
Đối với chứng cứ được thể hiện trong kết luận giám định, người có thẩm quyền xử phạt phải kiểm tra chủ thể giám định có đảm bảo thẩm quyền, việc đưa mẫu đi giám định không bị đánh tráo và kiểm tra cơ sở khoa học của việc giám định.
Trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính qua kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính kiểm tra việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có đảm bảo yêu cầu của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có thuộc danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do Chính phủ quy định, có thể hiện kết quả bằng văn bản và chỉ áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng và bảo vệ mơi trường.
Trong q trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện mâu thuẫn trong lời khai của cá nhân, tổ chức vi phạm, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, người làm chứng thì cần phải xác minh, làm rõ tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để đảm bảo tính khách quan.
Trên cơ sở các chứng cứ thu thập, người có thẩm quyền xử phạt căn cứ luật nội dung như Luật Hành chính và các luật quy định về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông đường bộ, Luật Dược… để chứng minh có vi phạm hành chính và căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính để xem xét các trường hợp khơng xử phạt vi phạm hành chính, khơng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Tóm lại, đánh giá chứng cứ là giai đoạn tư duy quan trọng của người có thẩm quyền trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để hoạt động đánh giá chứng cứ đạt hiệu quả thì ngay từ giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ, người có thẩm quyền xác minh, thu thập chứng cứ phải đảm bảo trình tự thủ tục và nội dung chặt chẽ, khách quan, khoa học và luôn kiểm tra các thuộc tính của chứng cứ. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá chứng cứ chưa kết thúc quá trình chứng minh vi phạm hành chính, sau khi xác định vi phạm hành chính và các tình tiết có liên quan, người có thẩm quyền xử phạt phải nghiên cứu lựa chọn áp dụng chính xác quy định pháp luật đối với chủ thể vi phạm.