2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm chứng minh vi phạm
2.3.1. Hoàn thiện nguyên tắc về trách nhiệm chứng minh
Trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định là nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên trong tồn bộ nội dung Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa thể hiện rõ nét nguyên tắc này. Để đảm bảo hiệu lực của nguyên tắc trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính thì Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung những quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền xử phạt và bổ sung, cụ thể hóa các quy định về thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật.
Nếu triệt để hơn, tránh tính chất nửa vời như hiện nay thì Luật Xử lý vi phạm hành chính cần có một chương quy định về chứng cứ và chứng minh như trong Tố tụng hình sự. Để từ đó xác định nghĩa vụ chứng minh một cách đầy đủ và xứng tầm với một nội dung lớn mà Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 của ta chưa quy định đúng mức. Cần lưu ý rằng, không nên quan niệm xử phạt vi phạm hành chính khơng gây thiệt hại cho người bị xử phạt như khi xử phạt hình sự nên khơng cần phải quy định phức tạp thủ tục chứng minh vi phạm. Hãy hình dung xử phạt hành chính với mức phạt 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức, kèm theo đó là tịch thu, tiêu hủy
phương tiện; hàng hóa hàng nhiều tỷ đồng, hoặc tháo dỡ nhà ở mà oan sai, do khơng chứng minh một cách tồn diện, đầy đủ thì hậu quả sẽ như thế nào. Có thể nói rằng trong tư duy của nhà làm luật Việt Nam vẫn nặng về quan niệm xử phạt hành chính khơng gây thiệt hại lớn nên đã coi nhẹ trình tự, thủ tục xác minh, thu thập và đánh giá chứng cứ, dẫn đến những trường hợp xử phạt thiếu căn cứ hàng trăm triệu đồng và truy thu thuế hàng nhiều tỷ đồng bị doanh nghiệp khởi kiện vụ án hành chính và Tịa án đã hủy quyết định xử phạt. Ví dụ như vụ Cơng ty cổ phần Sơn Hải Phịng đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng đối với quyết định xử phạt của Cục Hải quan Thành phố Hải phòng (năm 2009). Theo quyết định xử phạt thì Cơng ty Sơn Hải phịng bị phạt về hành vi khai khơng đúng mã thuế và bị phạt một lần số tiền thuế trốn và chênh lệch là 8.129.058.268 đồng do áp thuế suất thuế nhập khẩu từ 3% lên 30% và ngày 16 tháng 3 năm 2012 Toà án nhân dân tối cao mở phiên toà giám đốc thẩm.18 Theo Quyết định Giám đốc thẩm thì “chất paste màu chỉ là nguyên liệu để sản xuất sơn, chưa phải là sơn thành phẩm, nên Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã áp mã mặt hàng paste màu (là nguyên liệu để sản xuất sơn) vào mã hàng hoá 3208.10.69 (là loại khác của sơn thành phẩm) để ra Quyết định số 416/QĐ-Tr.T- KTSTQ ngày 17 tháng 01 năm 2007 truy thu thuế nhập khẩu (từ 3 % lên 30%) và thuế giá trị gia tăng đối với Công ty cổ phần Sơn Hải Phịng là khơng có căn cứ pháp luật.” Quyết định này của Tòa án nhân dân tối cao là dựa vào kết luận của Cơ quan kiểm định có thẩm quyền.19
Tham khảo Bộ luật về vi phạm hành chính của Liên bang Nga năm 2001 thì Bộ luật này có cả một chương về chứng minh, đó là chương 26 với tên gọi “Đối tượng chứng minh và chứng cứ”. Trước đó, trong chương 1 của Bộ luật Liên bang Nga cũng quy định (tại Điều 1.5) ngun tắc suy đốn khơng có lỗi (Презумпция невиновности) với nội dung: chỉ bị truy cứu trách
18http://hue.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352?page=1&m_action=4&cmdTim=Tim&p _maVanBan=2586
19
Văn bản số 999/TCHQ-PTPLMB ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Miền Bắc thuộc Tổng cục Hải quan và Văn bản số 1549/BBCN-TCKT ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương).
nhiệm hành chính khi xác định được lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Người đang bị tiến hành thủ tục xử phạt được coi là khơng có lỗi cho đến khi lỗi của họ được chứng minh theo đúng trình tự Bộ luật này quy định… Người bị truy cứu trách nhiệm hành chính khơng có nghĩa vụ chứng minh là mình khơng có lỗi…20
Trong thực hiện trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt cịn gặp khó khăn và lúng túng trong việc áp dụng nghị định xử phạt vi phạm hành chính do số lượng nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực nhiều và thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực không quy định bao quát hành vi vi phạm mà liệt kê cụ thể. Để đảm bảo việc chứng minh vi phạm hành chính, trong đó có việc áp dụng chế tài xử phạt được khách quan, chính xác thì pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nên được quy định thành bộ luật để thể hiện được tính tổng thể, thống nhất, không chồng chéo và tạo điều kiện thực thi trong thực tế. Qua đó, cá nhân, tổ chức cũng có thể dễ dàng tra cứu để tránh khơng vi phạm hành chính. Các hình thức và các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính nếu bị áp dụng sai, khơng chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền sở hữu và quyền tự do của công dân.