Về xác minh chứng cứ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 51 - 54)

2.2. Hạn chế về thực tiễn xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của

2.2.1. Về xác minh chứng cứ

Trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính, việc xác minh các tình tiết theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn cịn một số hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc.

Xác minh đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề khó, nhất là những vi phạm về lĩnh vực xây dựng, bảo vệ mơi trường. Ví dụ, người thực hiện hành vi xả rác bừa bãi ở nơi công cộng. Việc lắp đặt camera ở khu vực thường ơ nhiễm mơi trường để ghi lại hình ảnh người xả rác nhưng để nhận dạng chủ thể vi phạm là điều khơng đơn giản nếu người đó khơng cư trú ở địa phương. Vì vậy, người có thẩm quyền khơng thể ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, một số cá nhân, tổ chức xây dựng nhà sai phép hoặc khơng phép rồi nhanh chóng thực hiện giao dịch mua bán bằng hợp đồng mua bán nhà khơng qua cơng chứng. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt trên lĩnh vực xây dựng mới phát hiện có hành vi vi phạm hành chính nhưng thời điểm này người thực tế sở hữu căn nhà đã là người khác. Như vậy, việc xác định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là người đã thực hiện hành vi vi phạm xây dựng hay người đang thực tế sở hữu căn nhà là vấn đề người có thẩm quyền xử phạt cịn lúng túng và quan trọng là áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với đối tượng nào. Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp xây dựng sai phép, người có thẩm quyền xử phạt có thể xác minh được chủ thể thực hiện hành vi nhưng trong trường hợp xây dựng khơng phép thì khó có thể xác định được chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và không thể ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Về xác định đối tượng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định:

“Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các cơng trình lân cận, khơng có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngồi việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cịn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với cơng trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với cơng trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc cơng trình chỉ u cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơng trình. Sau khi chủ đầu tư hồn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng”.

Như vậy, nếu căn nhà xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng đến các cơng trình lân cận, khơng có tranh chấp thì người có hành vi vi phạm xây dựng ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cịn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Nếu căn nhà không thuộc trường hợp được phép tồn tại theo quy định tại Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng khơng đúng với giấy phép xây dựng, khơng có giấy phép xây dựng. Đồng thời, người đang sở hữu căn nhà có trách nhiệm phối hợp với người có hành vi vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ cơng trình.

Xác minh hành vi kinh doanh karaoke khơng phép, trị chơi điện tử có yếu tố bài bạc thì việc xác minh những tình tiết để xác định hành vi vi phạm hành chính là vấn đề khó khăn. Trong thực tế, các cơ sở kinh doanh karaoke được cấp giấy phép thu âm, các điểm trò chơi điện tử được cấp giấy phép dịch vụ trị chơi điện tử nên chỉ có lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện có khách hàng đang hát karaoke hoặc khách hàng đang đổi từ thẻ trò chơi sang tiền mặt.

Việc xác minh hàng giả, hàng nhập lậu theo hướng dẫn của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là vấn đề khó khăn trong thực tiễn. Khi tang vật là hàng hóa có nhãn nước ngồi thì có thể là hàng hóa nhập lậu hoặc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Do đó, người có thẩm quyền xử phạt sẽ xác minh hàng hóa có do cơng ty nước ngồi sản xuất, nếu cơng ty nước ngồi có trụ sở hoặc chi nhánh ở Việt Nam thì có thể giúp người có thẩm quyền xác định hàng hóa có do cơng ty sản xuất hay

giả mạo. Nếu hàng hóa khơng rõ nguồn gốc hoặc cơng ty nước ngồi khơng có chi nhánh ở Việt Nam thì rất khó xác minh tình tiết này.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)