Bổ sung và cụ thể hóa các quy định về nghĩa vụ chứng minh, thu thập

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 59 - 62)

2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm chứng minh vi phạm

2.3.2. Bổ sung và cụ thể hóa các quy định về nghĩa vụ chứng minh, thu thập

thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật

Nhằm làm rõ nội dung chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt, Luật Xử lý vi phạm hành chính nên quy định cụ thể phạm vi chứng minh như sau “người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm, các 20 Nguyên văn: “1.Лицо подлежит административной ответственности только за те административные правонарушения, в отношении которых установлена его вина.2. Лицо, в отношении которого ведется производство по делу об административном правонарушении, считается невиновным, пока его вина не будет доказана в порядке, предусмотренном настоящим Кодексом, и установлена вступившим в законную силу постановлением судьи, органа, должностного лица, рассмотревших дело.3. Лицо, привлекаемое к административной ответственности, не обязано доказывать свою невиновность, за исключением случаев, предусмотренных примечанием к настоящей статье.”

trường hợp khơng xử phạt vi phạm hành chính hoặc khơng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ”.

Quy định rõ trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền xử phạt nếu không thực hiện trách nhiệm chứng minh. Người có thẩm quyền xử phạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp không thực hiện trách nhiệm chứng minh dẫn đến sai sót hoặc để quá thời hạn trong việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Để thể hiện nhất quán nguyên tắc “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”, Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính nên được quy định “khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết”, bỏ cụm từ “trong trường hợp cần thiết” và có thể bổ sung “trừ những trường hợp vi phạm hành chính giản đơn, tình tiết rõ ràng”.

Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung thêm các quy định về chứng minh và chứng cứ, trong đó có định nghĩa chứng cứ, các nguồn của chứng cứ, quy định thủ tục thu thập chứng cứ. Định nghĩa nguồn chứng cứ nhằm xác định chính xác những đồ vật, tài liệu, văn bản nào đủ điều kiện là chứng cứ, xác định chính xác chứng cứ là cơ sở ban đầu để chứng minh vi phạm hành chính được chính xác. Nguồn của chứng cứ rất rộng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay, với sự phát triển của mạng internet, các hoạt động, giao dịch trên mạng điện tử ngày càng nhiều và đa dạng, cùng với nó là sự xuất hiện các hành vi vi phạm hành chính trên mạng điện tử. Do đó, dữ liệu điện tử cũng nên được quy định là nguồn chứng cứ để có cơ sở xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trên mạng điện tử và cần quy định cách thức thu thập, lưu giữ phù hợp. Nội dung thu thập chứng cứ trong xử phạt vi phạm hành chính cịn mang tính giản đơn, chưa được thực hiện chặt chẽ trong thực tế. Ngay cả biên bản vi phạm hành chính là nguồn chứng cứ quan trọng trong việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà trong thực tiễn, biên bản vi phạm hành chính cịn ghi sơ sài, khơng chính xác, khơng mơ tả chính xác hành vi vi phạm mà chủ yếu ghi theo nội dung nghị định xử phạt vi phạm hành chính dự kiến áp dụng trong quyết định xử phạt. Vì vậy, việc

quy định về thủ tục, trình tự thu thập chứng cứ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết để người có thẩm quyền thu thập chứng cứ đảm bảo thực hiện đúng nội dung, hình thức thu thập chứng cứ, làm cơ sở xác định vi phạm hành chính được khách quan.

Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là giai đoạn quan trọng của quá trình chứng minh vi phạm hành chính nhưng Luật Xử lý vi phạm hành chính khơng quy định nội dung cụ thể để có căn cứ thực hiện, trong thực tiễn người có thẩm quyền xử phạt ít có thời gian để thực hiện bài bản hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ mà chủ yếu dựa trên kết quả tham mưu, đề xuất của cán bộ hoặc phịng, ban chun mơn về quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nhằm đảm bảo tính pháp lý của hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ và đảm bảo thực hiện trong thực tế, Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bổ sung quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định quyền giải trình cho cá nhân, tổ chức vi phạm trong các trường hợp theo quy định tại Điều 61. Thơng qua văn bản giải trình hoặc qua giải trình trực tiếp của cá nhân, tổ chức, người có thẩm quyền xử phạt có thêm cơ sở để đánh giá khách quan, toàn diện vụ việc vi phạm hành chính. Nhưng Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc giải trình chỉ áp dụng:

“Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức”

Như vậy, các trường hợp khác khơng được thực hiện giải trình. Trong khi qua giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm có thể cung cấp thêm nguồn chứng cứ để người có thẩm quyền xử phạt đánh giá vụ việc vi phạm được khách quan, toàn diện. Do đó, quyền giải trình nên được quy định cho tất cả các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính để người vi phạm được bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của mình dù là nhỏ nhất và góp phần cung cấp thêm

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)