Bảo đảm các điều kiện thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 63 - 70)

2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm chứng minh vi phạm

2.3.4. Bảo đảm các điều kiện thu thập chứng cứ

Bảo đảm các điều kiện thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo chứng cứ có giá trị pháp lý và giá trị chứng minh. Các điều kiện thu thập chứng cứ liên quan đến nhiều nội dung trong đó có điều kiện lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản ghi lời khai; điều kiện của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong phát hiện vi phạm hành chính; điều kiện lập hồ sơ vi phạm hành chính; điều kiện tra cứu kết quả vi phạm hành chính trước đó để xác minh tái phạm hay vi phạm nhiều lần…

Để bảo đảm điều kiện thu thập chứng cứ với hình thức thu thập chứng cứ là lập biên bản, người có thẩm quyền lập biên bản phải đảm bảo ghi đầy đủ, chính xác nội dung trong biên bản và mẫu biên bản phải có đủ khoảng trống để ghi đầy đủ nội dung vi phạm, lời khai của người làm chứng; cá nhân, tổ chức vi phạm; cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Việc phát hiện vi phạm hành chính qua phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ thì phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ phải cịn hạn sử dụng, đảm bảo đã được kiểm định chất lượng theo quy định để đảm bảo kết quả thu được qua phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ đạt độ chính xác cao.

Việc lập hồ sơ vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, các văn bản cần thiết phục vụ cho giai đoạn đánh giá và áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt. Cán bộ lập hồ sơ phải xem xét các tài liệu, văn bản và yêu cầu cung cấp bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ. Cụ thể như, trong trường hợp mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ 15.000.000 đồng và tổ chức từ 30.000.000 đồng thì hồ sơ vi phạm hành chính phải có bản giải trình hoặc đăng ký giải trình trực tiếp của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Để đảm bảo điều kiện thu thập chứng cứ là kết quả giám định thì việc giám định phải đảm bảo thẩm quyền và người giám định phải đảm bảo có chun mơn và đủ tiêu chuẩn giám định. Kết luận giám định phải chính xác và có cơ sở khoa học và khách quan.

Để có cơ sở xác định yếu tố tái phạm, vi phạm nhiều lần, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2016 quy định cơ sở dữ liệu của quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Nếu được triển khai và thực hiện trong thực tế, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính hồn chỉnh và được cập nhật thường xun thì đây chính là điều kiện quan trọng hỗ trợ người có thẩm quyền xử phạt trong việc xác định tái phạm, vi phạm nhiều lần hoặc có thể tham khảo việc áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm khác.

Như vậy, việc quy định và hướng dẫn thực hiện các biên bản vi phạm hành chính, biên bản ghi lời khai chặt chẽ; sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, đảm bảo chất lượng; lập hồ sơ vi phạm hành chính đầy đủ; giám định khoa học, chính xác và hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính là những nội dung quan trọng góp phần bảo đảm điều kiện thu thập chứng cứ làm cơ sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơng minh, khách quan, chính xác.

KẾT LUẬN

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có những điểm mới, tiến bộ so với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, một trong những nội dung mới quan trọng góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân là việc quy định nguyên tắc: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính là vì người có thẩm quyền xử phạt là người chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành, là chủ thể bị khiếu nại, khởi kiện khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện, là sẽ là bị đơn trong vụ án hành chính nếu quyết định xử phạt bị khởi kiện. Thực hiện trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện các giai đoạn xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và áp dụng chế tài đối với chủ thể vi phạm. Tuy quy định trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt là nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính nhưng các quy định về chứng cứ, thu thập chứng cứ, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ chưa được quy định cụ thể trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Do cịn hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về chứng minh trong xử phạt vi phạm hành chính nên việc thực hiện các hoạt động của quá trình chứng minh trong thực tiễn cịn nhiều tồn tại, bất cập trong xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ.

Vì vậy, để trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn thì Luật Xử lý vi phạm hành chính cần có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt và bổ sung những quy định cụ thể về chứng cứ, chứng minh và có những biện pháp nâng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền xử phạt cũng như bảo đảm các điều kiện thu thập chứng cứ.

Nếu nội dung quy định trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được triển khai, quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật và thực hiện đầy đủ, đảm bảo quy

trình chứng minh trong thực tiễn thì sẽ hạn chế các khiếu kiện, khiếu nại hành chính, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong xử phạt vi phạm hành chính, từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản pháp luật

1. Bộ Luật Hình sự năm 2015

2. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 4. Luật Quốc tịch Việt Nam

5. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp.

7. Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 01 năm 2011 quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

8. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

9. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp.

10. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

11. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

12. Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

13. Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

14. Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an tồn giao thơng và bảo vệ môi trường.

15. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

16. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

17. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện.

18. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.

19. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Danh mục sách, giáo trình, luận văn, luận án, bài viết

20. Nguyễn Hoàng Anh (2014), “Về điều kiện “quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại” trong khởi kiện hành chính – quan niệm trên thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 6).

21. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong Luật Tố tụng hình sự Việt

Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội.

22. Trần Thị Thanh Dung (2005), “Những vấn đề cần chứng minh trong tố tụng hành chính”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 9).

23. Bùi Thị Đào (2014), “Luật Xử lý vi phạm hành chính – bước tiến mới của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và một số vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Luật học, (số 6).

24. Hồ Ngọc Điệp (2006), Chứng cớ và nghệ thuật chứng minh trong

25. Đỗ Văn Đương (2011), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình

sự, NXB. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

26. Phạm Xuân Hà (2006), Đối tượng chứng minh và phạm vi chứng minh trong tố tụng hình sự.

27. Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), (năm 2001), Giáo trình Luật Hình sự

Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), (năm 2014), Giáo trình Luật Tố tụng

hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.

29. Nguyễn Cảnh Hợp (2015), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm

hành chính năm 2012, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Cảnh Hợp và Cao Vũ Minh (2011) “Hồn thiện pháp luật về vi phạm hành chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga”, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, (số 5).

31. Hoàng Thế Liên (2013), “Luật Xử lý vi phạm hành chính với nhiệm vụ đảm bảo trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, trật tự an tồn xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 8).

32. Nguyễn Thành Long (2011), Nguyên tắc suy đốn vơ tội trong Luật

Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Lê Vương Long (2014), “Luật Xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm quyền, lợi ích của cơng dân”, Tạp chí Luật học, (số 5).

34. Cao Vũ Minh (2014), “Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong việc bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân”,

Tạp chí Tịa án nhân dân, (số 13).

35. Hoàng Phê (chủ biên), (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Hà Nội.

36. Trần Quang Tiệp (2008), “Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (số 18).

37. Đào Trí Úc, (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự

38. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), (2014), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.

39. Võ Khánh Vinh (chủ biên), (2011), Bình luận khoa học Bộ luật Tố

tụng hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội.

40. Đỗ Hoàng Yến (2007), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 107).

C. Website 41. http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/392?idMenu=79 42. http://cchc.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=467bf56d-4223-4af4-95b1- ae7e7bee05db 43.http://vksndthaibinh.gov.vn/Article/1902/MOT-SO-DIEM-MOI- VE-CHE-DINH-CHUNG-CU-VA-CHUNG-MINH-TRONG-BO-LUAT-TO- TUNG-HINH-SU-NAM-2015.html 44.http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id =1754190&p_cateid=1751909&item_id=13269221&article_details=1 45.http://hue.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352?p age=1&m_action=4&cmdTim=Tim&p_maVanBan=2586

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)