Năng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 62 - 63)

2.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện trách nhiệm chứng minh vi phạm

2.3.3. Năng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có

minh vi phạm hành chính, hạn chế sai sót trong q trình chứng minh.

2.3.3. Năng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền. người có thẩm quyền.

Kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền phụ thuộc trình độ, năng lực của người có thẩm quyền, đặc biệt là trình độ pháp luật. Kỹ năng xác minh chứng cứ của người có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính địi hỏi sự chặt chẽ, chính xác trong việc lập biên bản vi phạm hành chính hoặc xác định tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản cần phải mơ tả chính xác hành vi vi phạm hành chính, ghi nhận lại cụ thể lời khai của người làm chứng, cá nhân, tổ chức vi phạm, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Thu thập chứng cứ đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhạy bén của người có thẩm quyền xử phạt để xác định đúng phạm vi chứng minh và những chứng cứ cần thu thập. Thu thập chứng cứ còn đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người thu thập để đảm bảo chứng cứ còn nguyên vẹn, đảm bảo giá trị chứng minh. Q trình thu thập chứng cứ địi hỏi người có thẩm quyền thu thập phải nhạy bén trong việc phát hiện những chứng cứ mâu thuẫn nhau để kịp thời xác minh và thu thập bổ sung chứng cứ nhằm xác định vi phạm hành chính một cách khách quan. Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy của người có thẩm quyền, để đánh giá chứng cứ khách quan, chính xác, người có thẩm quyền cần có trình độ pháp luật và am hiểu lĩnh vực mà mình có thẩm quyền xử phạt. Q trình đánh giá chứng cứ cũng địi hỏi sự cơng tâm, khách quan của người có thẩm quyền.

Để nâng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt phải đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định của Luật Cán bộ công chức và thường xuyên cập nhật quy định mới của pháp luật để áp dụng đúng nghị định xử phạt, đúng điều khoản, tuân thủ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt thường xuyên được tổ chức tập huấn, hướng dẫn những văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính cũng như hướng dẫn những kỹ năng, kinh nghiệm về xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ. Q trình chứng

minh cịn đỏi hỏi những kỹ năng mà người có thẩm quyền xử phạt chỉ có thể phát triển kỹ năng qua kinh nghiệm thực tế, do đó việc thường xuyên được tập huấn và học hỏi kinh nghiệm của những người có nhiều kinh nghiệm trong xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết.

Mặt khác, để người có thẩm quyền xử phạt quan tâm, nâng cao kỹ năng xác minh, thu thập, chứng cứ để đảm bảo xác định đúng vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt phù hợp thì pháp luật cần quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền nếu có vi phạm trong q trình xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ.

Tóm lại, để nâng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của người có thẩm quyền phụ thuộc trước hết vào việc nâng cao trình độ chun mơn và năng lực của người có thẩm quyền đặc biệt là trình độ pháp luật và kinh nghiệm xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, người có thẩm quyền cần được tập huấn, hướng dẫn những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới. Để người có thẩm quyền có ý thức tự nâng cao kỹ năng xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ, pháp luật cần có quy định trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền nếu có sai sót trong q trình chứng minh vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)