Về thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 54 - 55)

2.2. Hạn chế về thực tiễn xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của

2.2.2. Về thu thập chứng cứ

Do không quy định về thời hạn thu thập chứng cứ và việc chuyển giao hồ sơ vi phạm hành chính nếu khơng thuộc thẩm quyền xử phạt nên việc xử phạt vi phạm hành chính có thể bị q thời hạn mà khơng xác định được lỗi của người có thẩm quyền.

Thu thập chứng cứ bằng hình thức lập biên bản là hình thức cơ bản trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc lập biên bản vi phạm hành chính chưa đảm bảo chặt chẽ, chưa xác định rõ hành vi vi phạm. Nghị định xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực thường quy định theo hình thức mơ tả cụ thể và liệt kê hành vi vi phạm. Trên thực tế, hành vi vi phạm diễn ra đa dạng, phong phú và không phải lúc nào cũng rõ ràng, trùng khớp với nội dung mô tả hành vi vi phạm theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ, biên bản vi phạm hành chính ghi nhận hành vi tàng trữ vải để may quần jean, kaki giả mạo nhãn hiệu Levis, Tommy của nước ngoài. Trong khi Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12, hành vi vi phạm hành chính là: “bán, chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý” và Điểm a Khoản 10 quy định: “Chế tạo, gia cơng, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo”. Qua đối chiếu hành vi vi phạm hành chính với quy định của Nghị định, người có thẩm quyền xử phạt gặp vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng hình thức xử phạt phù hợp.

Bất cập trong việc lập biên bản vi phạm hành chính là phải lập biên bản vi phạm hành chính ngay khi phát hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Chính phủ ban hành nhiều nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực nên số lượng hành vi vi phạm hành chính được quy định rất lớn. Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính yêu cầu nội dung biên bản vi phạm hành

chính phải ghi rõ hành vi vi phạm hành chính. Người lập biên bản vi phạm có thể mô tả và ghi chép lại hành vi vi phạm theo nhận thức chủ quan của cá nhân, sau đó đối chiếu với Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có thể khơng phù hợp hoặc không xác định được rõ hành vi vi phạm.

Một số cơ quan sử dụng nguyên xi mẫu biên bản vi phạm hành chính mà khơng có sự chỉnh sửa để đảm bảo đủ khoảng trống của biên bản để ghi rõ hành vi vi phạm, lời khai của người chứng kiến, lời khai của cá nhân, tổ chức vi phạm… Điều này thể hiện sự xem nhẹ giá trị chứng cứ của biên bản vi phạm hành chính trong khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu căn cứ biên bản vi phạm hành chính để ban hành quyết định xử phạt.

Do Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa quy định phạm vi thu thập chứng cứ, chưa quy định nội dung chứng cứ và các nguồn chứng cứ dẫn đến trong thực tiễn cơ quan tham mưu xử phạt xác định sai hành vi vi phạm do chưa thu thập đầy đủ chứng cứ. Ví dụ, Cơng ty B bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi thực hiện không đúng giám sát môi trường theo quy định, quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 11 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng. Sau đó, Cơng ty B cung cấp giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ mơi trường thì khi đó hành vi vi phạm hành chính của Cơng ty B là thực hiện không đầy đủ nội dung cam kết bảo vệ môi trường, vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức tiền phạt quy định tại 02 điều khoản này chênh lệch nhau rất lớn. Việc thu thập không đầy đủ chứng cứ có thể ảnh hưởng đến kết quả xử phạt vi phạm hành chính, gây thiệt hại cho chủ thể vi phạm.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)