Về đánh giá chứng cứ

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 55 - 57)

2.2. Hạn chế về thực tiễn xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ của

2.2.3. Về đánh giá chứng cứ

Trong quá trình đánh giá chứng cứ, trong một số trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt áp dụng 2 hình thức xử phạt đối với 01 hành vi vi phạm hành chính. Do cùng 01 hành vi vi phạm hành chính nhưng có thể được diễn đạt và áp dụng 02 nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ, bà Nguyễn Thị A sản xuất nước châm bình ắc quy cho xe gắn máy bằng cách pha loãng acid sunfuric (H2SO4) đậm đặc. Bà Nguyễn Thị A bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi khơng kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kinh doanh, sản xuất hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện mà khơng có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, nếu người có thẩm quyền xử phạt xác định có 02 hành vi vi phạm và áp dụng 02 hình thức phạt là chưa hợp lý và vi phạm nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần theo Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vì hành vi không kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được phát sinh từ hành vi sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận) mà khơng có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hóa chất. Do đó, bà Nguyễn Thị A chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính theo Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Việc đánh giá chứng cứ và lựa chọn nghị định để áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính là giai đoạn quan trọng. Cụ thể trong trường hợp, ngày 30 tháng 12 năm 2013, ông Nguyễn Văn B có hành vi vi phạm hành chính: “Tàng trữ xuất bản phẩm khơng có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 150 bản trở lên”. Nếu căn cứ theo Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; ơng B bị xử phạt theo Điểm c Khoản 4 Điều 24 với hình thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Nếu căn cứ theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014); ông B bị xử phạt theo Điểm a Khoản 5 Điều 27 với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Thời điểm ông B bị lập biên bản vi phạm hành chính là trước thời điểm Nghị

định 159/2013/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên Khoản 4 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới” và theo Điều 37 Nghị định 159/2013/NĐ-CP: “Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm”. Do đó, trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt căn cứ Nghị định 159/2013/NĐ-CP để áp dụng hình thức xử phạt là hợp lý và đảm bảo quyền lợi cho cá nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM CHỨNG MINH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NGƯỜI có THẨM QUYỀN xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)