1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm
3.5. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của gà tại thời điểm 1.2.3 và
sau tiêm phòng
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát Đáp ứng miễn dịch của Gà và vịt tại 01 hộ chăn nuôi (Nguyễn Văn Minh xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng). Huyết thanh được lấy ở các thời điểm 1,2,3 và 4 tháng sau tiêm phòng vác xin cúm gia cầm. Để tìm hiểu biến động kháng thể trong điều kiện tiêm phòng thực địa, kết quả được thể hiện qua bảng 3.14
Bảng 3.14. HGKT kháng cúm H5 ở các thời điểm 1, 2, 3 và 4 tháng sau tiêm phòng nhắc lại Thời gian sau tiêm Số mẫu kiểm tra Số mẫu + Số mẫu -
Phân bố hiệu giá kháng thể GMT (log2)
TLBH (%)
≤3log2 4-6 log2 ≥7log2 1 tháng 60 58 2 0 26 32 6.43 97 Tỷ lệ (%) 96.67 3.33 - 43.33 53.33 2 tháng 60 60 0 3 30 27 6.1 95 Tỷ lệ (%) 100 0 5 50 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tháng 60 60 0 9 39 12 4.85 85 Tỷ lệ (%) 100 0 15 65 20 4 tháng 60 56 4 14 25 17 4.35 70 Tỷ lệ (%) 93.33 6.67 23.33 41.67 27.33
Qua bảng 3.14 chúng tôi có nhận xét như sau:
- Tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng vác xin mũi 1 tiến hành làm phản ứng HI cho kết quả:
+ Có 58/60 mẫu huyết thanh kiểm tra dương tính với kháng nguyên H5, chiếm tỷ lệ 96.67%. 02 mẫu âm tính, chiếm tỷ lệ 3.3%.
+ Tất cả các mẫu dương tính đều đạt mức kháng thể bảo hộ (≥4log2), trong đó phần lớn các mẫu đạt hiệu giá từ 7log2 trở lên (32 mẫu), chiếm 53.33%; 26 mẫu đạt hiệu giá bảo hộ (4-6 log 2), chiếm 43.33%.
+ Hiệu giá kháng thể trung bình GMT là 6.43log2. Tỷ lệ bảo hộ 97%. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà sau tiêm phòng vác xin 1 tháng (4 tuần) tại tỉnh Bắc Giang năm 2009 thấp hơn kêt quả nghiên cứu của Đào Yến Khanh và Tô Long Thành năm 2009 [38],[39] tại cùng thời điểm (6.43 log2 và 7.76 log2).
- Tại thời điếm 2 tháng sau tiêm phòng nhắc lại, làm phản ứng HI cho kết quả có:
+ 60/60 mẫu huyết thanh kiểm tra đều dương tính với kháng nguyên H5. + Có 3/60 mẫu tuy dương tính nhưng không đạt hiệu giá bảo hộ (≤3log 2), chiếm 5% tổng số mẫu kiểm tra.
+ Có 30 mẫu có hiệu giá kháng thể (4-6 log 2), chiếm tỷ lệ 50% tổng số mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ 27 mẫu dương tính có hiệu giá kháng thể ≥7log2, chiếm tỷ lệ 45% tổng số mẫu.
+ Hiệu giá kháng thể trung bình GMT giảm so với thời điểm khảo sát trước đó, đạt mức 6.1 log2. Tỷ lệ bảo hộ 95%.
- Tại thời điểm 3 tháng sau tiêm phòng, kiểm tra 60 mẫu huyết thanh cho thấy:
+ 100% số mẫu kiểm tra đều dương tính
+ Đa số các mẫu có hiệu giá kháng thể từ 4-6 log 2 (39/60 mẫu), chiếm tỷ lệ 65%
+ Số mẫu có hiệu giá cao từ 7 log2 trở lên là 12 mẫu, chiếm tỷ lệ 20% tổng số mẫu.
+ Có 09 mẫu dương tính với kháng nguyên H5 nhưng không đạt hiệu giá bảo hộ (≤3log 2), chiếm 15%. So với thời điểm khảo sát trước đó số mẫu dương tính không đạt bảo hộ đã tăng lên (từ 0-3-9 mẫu).
+ Hiệu giá kháng thể trung bình GMT và tỷ lệ bảo hộ cá thể đều giảm rõ rệt so với thời điểm 1 tháng và 2 tháng sau tiêm phòng. Hiệu giá kháng thể tại thời điểm này chỉ đạt 4.85 log2, tuy thấp nhưng vẫn đạt mức bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ cá thể giảm xuống mức 85%.
- Tại thời điểm 4 tháng sau tiêm phòng:
+ Kiểm tra 60 mẫu huyết thanh, 56/60 mẫu cho kết quả dương tính với kháng nguyên cúm H5, chiếm tỷ lệ 93.33%,. Có 04 mẫu âm tính, chiếm 6.67%.
+ Có 14 mẫu dương tính nhưng không giá trị đạt bảo hộ, chiếm 23.33% tổng số mẫu.
+ Các mẫu dương tính có phân bố hiệu giá kháng thể chủ yếu ở mức 4- 6log2 (25 mẫu), chiếm tỷ lệ 41.67% tổng số mẫu kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Có 17 mẫu đạt hiệu giá bảo hộ từ 7log2 trở lên, chiếm tỷ lệ 27.33% tổng số mẫu.
+ Hiệu giá kháng thể trung bình GMT đạt 4.35, thấp nhất so với các thời điểm đã khảo sát. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà sau tiêm phòng vác xin 4 tháng (16 tuần) tại Bắc Giang thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Yến Khanh và Tô Long Thành (2009) tại cùng thời điểm (4.35 log2 so với 4.49log2).
Như vậy: Sau 4 lần lấy mẫu kiểm tra cho thấy, hiệu giá kháng thể kháng cúm H5 trong huyết thanh Gà đạt giá trị cao nhất tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng nhắc lại (GMT=6.43log2), đồng thời tỷ lệ bảo hộ cũng là cao nhất (97%). Tại các thời điểm khảo sát tiếp theo (2 tháng, 3 tháng sau tiêm) hiệu giá kháng thể giảm dần xuống 6.1 log2 và 4.85 log2. Tỷ lệ bảo hộ cá thể cũng không cao như thời điểm ban đầu mà giảm xuống còn 85% tại thời điểm 3 tháng sau tiêm nhắc lại. Đến tháng thứ 4, GMT lại tiếp tục giảm xuống 4.35log2 tuy nhiên vẫn đạt mức bảo hộ đàn.
Theo Tô Long Thành (2005)[35], khi sử dụng vác xin của Trung Quốc thì hiệu giá kháng thể có thể đạt tới mức cao nhất 9 log2 trong vòng tuần thứ 3 sau khi dùng vác xin. Hiệu giá này có thể được duy trì trong vòng 4 tuần. Mức độ bảo hộ kháng thể có thể đảm bảo đến tuần thứ 25. Hiệu giá kháng thể có biến động theo quy luật hình thành đáp ứng miễn dịch (Nguyễn Như Thanh và Lê Thanh Hòa, 1997)[30] nhưng vẫn đạt mức bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ cá thể vẫn đạt trên mức 70% (tức là mức đánh giá đàn gia cầm được bảo hộ)
Như vậy, đáp ứng miễn dịch với vác xin cùng loại khi tiến hành tiêm đại trà tại Bắc Giang thấp hơn đáng kể so với đàn gà thí nghiệm khi khảo nghiệm vác xin H5N1 rất nhiều. Diễn biến của hiệu giá kháng thể và tỷ lệ bảo hộ thể hiện rõ hơn trên biểu đồ 08, 09.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.35 6.43 6.1 4.85 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng
GMT (log2) Hiệu giá kháng thể
Thời điểm lấy mẫu sau khi tiêm nhắc lại
Biểu đồ 08: Diễn biến Hiệu giá KT trung bình của đàn gà thí nghiệm được tiêm vắc xin H5N1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 97 95 85 0 20 40 60 80 100 120 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng Tỷ lệ bảo hộ cá thể Tỷ lệ %
Thời điểm lấy mẫu sau khi tiêm nhắc lại
Biểu đồ 09: Diễn biến của Tỷ lệ bảo hộ trong ĐƯMD kháng cúm H5 tại các thời điểm 1,2,3 và 4 tháng sau tiêm phòng nhắc lại
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: đường biểu diễn hiệu giá kháng thể và tỷ lệ bảo hộ trong đáp ứng miễn dịch kháng cúm tại thời điểm 1, 2, 3 và 4 tháng sau tiêm phòng có chiều hướng giảm dần, GMT (từ 6,43log2 => 4,35log2) và tỷ lệ bảo hộ 97% =>70%.
Theo kết quả khảo nghiệm vác xin của Đào Yến Khanh [24 ], sau khi tiêm nhắc lại 2 tuấn, hiệu giá kháng thể trung bình tăng lên mức tối đa, đạt 8 log2 trong điều kiện thí nghiệm. Sau đó hiệu giá giảm dần, thấp nhất ở thời điểm 3 tháng sau tiêm nhắc lại (đạt 4.49 log2) rồi tiếp tục tăng lên ở tháng thứ 4. Tỷ lệ bảo hộ vẫn đạt 100% sau khi tiêm 4 tháng. Như vậy, đối với việc tiêm vác xin nhắc lại trong điều kiện thực địa, hiệu giá kháng thể trung bình không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đạt mức cao như bảo hộ, nhưng lại ít biến động hơn. Tỷ lệ bảo hộ cũng không đạt cao như mức khảo nghiệm, tuy vậy vẫn đạt mức đánh giá bảo hộ đàn.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những nguyên nhân sau:
+ Trong quá trình triển khai tiêm phòng cho đàn gà tỉnh Bắc Giang phần lớn là do đội ngũ thú y viên thực hiện, trình độ và sai số về kỹ thuật tiêm phòng là điều khó tránh: về vị trí tiêm, khâu bảo bảo vác xin, liều lượng thuốc đưa vào cơ thể gia cầm... Mặt khác, môi trường sống của đàn gà ngoài thực địa cũng khác nhiều so với các đàn gà được nuôi trong điều kiện thí nghiệm. Ví dụ: đàn gà ngoài thực địa có sự tiếp xúc giữa những đàn này với đàn khác, giữa gà với thủy cầm và các động vật khác như lợn, chim bồ câu, nguồn thức ăn, điều kiện chăn thả...
Quá trình khảo nghiệm vác xin trong phòng thí nghiệm chỉ với một số lượng gia cầm ít, cán bộ có trình độ chuyên môn cao trực tiếp tiêm và theo dõi... Thời gian bảo hộ của đàn gà thí nghiệm khảo nghiệm vác xin ở phòng thí nghiệm cũng dài hơn so với đàn gà của tỉnh Bắc Giang (25 tuần so với 20 tuần) cũng có thể do những nguyên nhân trên.
Như vậy, sau khi sử dụng vác xin ngoài thực địa, cần tiêm nhắc lại trong thời gian ≤4 tháng sau tiêm phòng nhắc lại mới đảm bảo được khả năng phòng bệnh (không phải là 25 tuần như khuyến cáo của nhà sản xuất).
3.6. Kết quả giám sát lƣu hành virus cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2009
Sau 4 năm thực hiện chương trình tiêm phòng vắc xin, các kết quả công cường độc và giám sát sau tiêm phòng đã khẳng định chiến lược sử dụng vác xin phòng chống dịch Cúm gia cầm của nước ta là đúng đắn, và đạt được mục tiêu ban đầu của “Dự án sử dụng vác xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm” do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. [7][8]
Năm 2009, chương trình giám sát sau tiêm phòng được triển khai rộng rãi tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Giang theo công văn số 487/2009/DT của Cục thú y. Chương trình nhằm phát hiện sớm các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quần thể gia cầm mang mầm bệnh, từ đó có giải pháp nhanh chóng và triệt để giảm nguy cơ hình thành những ổ dịch mới.
Theo chương trình này, các tỉnh đã tiến hành giám sát huyết thanh đối với đàn thủy cầm chưa tiêm phòng và giám sát virus học đối với đàn gia cầm thủy cầm tại các chợ và các điểm giết mổ [8]
3.61. Giám sát huyết thanh học đối với các đàn thủy cầm chưa tiêm phòng năm 2009
Về mặt dịch tễ học: Thủy cầm vừa là loài có thể nhiễm bệnh và chết rất nhanh đồng thời cũng là động vật mang mầm bệnh, tàng trữ và bài thải một lượng lớn virus ra môi trường. Một số thủy cầm nhiễm bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng lâm sàng và là mối nguy cơ phát sinh từ các ổ dịch. Việc giám sát các đàn thủy cầm chưa tiêm phòng nhằm đảm bảo phát hiện các đàn thủy cầm mang mầm bệnh, giúp cho công tác chủ động phòng chống dịch hiệu quả hơn.
Chúng tôi đã tổng hợp các số liệu giám sát huyết thanh của đàn thủy cầm chưa tiêm phòng năm 2009 (Tại 1 số huyện thực hiện nghiên cứu đề tài) qua bảng sau:
Bảng 3.15. Kết quả giám sát huyết thanh thủy cầm chƣa tiêm phòng năm 2009
STT Địa Phƣơng Số đàn Số mẫu Số mẫu Số mẫu Tỷ lệ + Kiểm tra Kiểm tra + H5 - H5 %
1 Yên Dũng 2 60 0 60 0,0 2 Hiệp Hòa 2 60 0 60 0,0 3 Việt Yên 2 60 0 60 0,0 4 Sơn Động 2 60 0 60 0,0 5 Lục Nam 2 60 0 60 0,0 6 Tân Yên 2 60 0 60 0,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7 Lạng Giang 2 60 0 60 0,0
Tổng số 14 420 0 420 0,0
Qua bảng 3.15 cho thấy:
Năm 2009 đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 420 mẫu huyết thanh thủy cầm của 14 đàn trên địa bàn 07 huyện (mỗi huyện 02 đàn). Kết quả cho thấy
không có mẫu dương tính với virus cúm H5 trong 420 mẫu đã kiểm tra. .
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Đăng (2007-2008))[18] nghiên cứu sự lưu hành của virus trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Như vậy có thể kết luận sơ bộ: không có sự lưu hành virus cúm trong đàn gia cầm, thủy cầm chưa tiêm phòng.
3.6.2. Giám sát virus học đối với gia cầm tại các chợ và các điểm giết mổ
Song song với giám sát huyết thanh, Cục thú y đã kết hợp với Ngân hàng thế giới (World Bank) thực hiện chương trình giám sát trọng điểm ở một số huyện có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phạm vi giám sát là gia cầm ở một số chợ huyện và các điểm giết mổ thuộc các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và huyện Yên Thế. Mẫu lấy được là dịch ngoáy Swab hầu họng và ổ nhớp gia cầm, thủy cầm. Chúng tôi tiến hành gộp 5 mẫu lấy cùng một địa điểm làm 1 mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tìm gen M (Cúm A) và gen H5 trong các mẫu dịch ngoáy bằng phương pháp RRT -PCR được trình bày qua bảng 3.16.
Qua kết quả bảng 3.16 có thể kết luận: không có virus cúm A tồn tại trên các đàn gia cầm đã kiểm tra tính đến tháng 12/2009. Trong tổng số 240 mẫu Swab (dịch ngoáy hầu, họng và ổ nhớp lấy ngẫu nhiên (gộp lại thành 54 mẫu xét nghiệm) đế giám sát sự lưu hành virus Cúm trên đàn gia cầm đều cho kết quả âm tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.16. Kết quả giám sát virus học đối với gia cầm, thủy cầm tại các chợ, điểm giết mổ năm 2009
STT Địa phƣơng Kiểm tra Loài Số mẫu xét nghiệm Số mẫu + H5 Số mẫu - H5 Tỷ lệ + P.Pháp xét nghiệm Gà Vịt 1 T.P Bắc Giang 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 2 Yên Dũng 30 30 12 0 12 0,0 RTT -PCR 3 Yên Thế 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 4 Hiệp Hòa 30 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 5 Lạng Giang 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 6 Tân Yên 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 7 Việt Yên 30 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 8 Lục Ngạn 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR Tổng số 240 90 54 0 54 0,0
Điều đó cho thấy, không có sự cảm nhiễm và lưu hành của virus cúm H5N1 ở các đàn gia cầm được tiêm phòng vắc xin trong 2009. Nói cách khác, đàn gia cầm sau khi được tiêm phòng không có sự bài thải virus ra ngoài môi trường ( tức là gia cầm sau tiêm phòng vắc xin không mang trùng). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Đào Yến Khanh (2005)[24], Tô Long Thành (2007)[36]: đàn gà, vịt sau khi tiêm vắc xin kiểm tra định kỳ, không thấy sự lưu hành của virus cúm H5N1.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Không có sự lưu hành virus cúm trên các đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh. Kết quả này phù hợp với một thực tế là năm 2009 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không xuất hiện dịch cúm gia cầm mặc dù dịch bệnh vẫn tái phát lẻ tẻ tại một số tỉnh thành trong cả nước. Điều đó không thể không nhắc đến hiệu quả của vác xin cúm được sử dụng. Các vắc xin này đã tạo được miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm của tỉnh trước nguy cơ bệnh cúm có thể quay lại bất cứ lúc nào. Đây là kết quả khả quan đối với công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng thời cho thấy hiệu quả và tính đúng đắn của chiến lược tiêm phòng và giám sát cúm gia cầm thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
1. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm