Giám sát virus học đối với gia cầm tại các chợ và các điểm

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 102)

1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm

3.6.2. Giám sát virus học đối với gia cầm tại các chợ và các điểm

Song song với giám sát huyết thanh, Cục thú y đã kết hợp với Ngân hàng thế giới (World Bank) thực hiện chương trình giám sát trọng điểm ở một số huyện có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phạm vi giám sát là gia cầm ở một số chợ huyện và các điểm giết mổ thuộc các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và huyện Yên Thế. Mẫu lấy được là dịch ngoáy Swab hầu họng và ổ nhớp gia cầm, thủy cầm. Chúng tôi tiến hành gộp 5 mẫu lấy cùng một địa điểm làm 1 mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tìm gen M (Cúm A) và gen H5 trong các mẫu dịch ngoáy bằng phương pháp RRT -PCR được trình bày qua bảng 3.16.

Qua kết quả bảng 3.16 có thể kết luận: không có virus cúm A tồn tại trên các đàn gia cầm đã kiểm tra tính đến tháng 12/2009. Trong tổng số 240 mẫu Swab (dịch ngoáy hầu, họng và ổ nhớp lấy ngẫu nhiên (gộp lại thành 54 mẫu xét nghiệm) đế giám sát sự lưu hành virus Cúm trên đàn gia cầm đều cho kết quả âm tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.16. Kết quả giám sát virus học đối với gia cầm, thủy cầm tại các chợ, điểm giết mổ năm 2009

STT Địa phƣơng Kiểm tra Loài Số mẫu xét nghiệm Số mẫu + H5 Số mẫu - H5 Tỷ lệ + P.Pháp xét nghiệm Gà Vịt 1 T.P Bắc Giang 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 2 Yên Dũng 30 30 12 0 12 0,0 RTT -PCR 3 Yên Thế 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 4 Hiệp Hòa 30 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 5 Lạng Giang 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 6 Tân Yên 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 7 Việt Yên 30 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR 8 Lục Ngạn 30 6 0 6 0,0 RTT -PCR Tổng số 240 90 54 0 54 0,0

Điều đó cho thấy, không có sự cảm nhiễm và lưu hành của virus cúm H5N1 ở các đàn gia cầm được tiêm phòng vắc xin trong 2009. Nói cách khác, đàn gia cầm sau khi được tiêm phòng không có sự bài thải virus ra ngoài môi trường ( tức là gia cầm sau tiêm phòng vắc xin không mang trùng). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Đào Yến Khanh (2005)[24], Tô Long Thành (2007)[36]: đàn gà, vịt sau khi tiêm vắc xin kiểm tra định kỳ, không thấy sự lưu hành của virus cúm H5N1.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Không có sự lưu hành virus cúm trên các đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh. Kết quả này phù hợp với một thực tế là năm 2009 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không xuất hiện dịch cúm gia cầm mặc dù dịch bệnh vẫn tái phát lẻ tẻ tại một số tỉnh thành trong cả nước. Điều đó không thể không nhắc đến hiệu quả của vác xin cúm được sử dụng. Các vắc xin này đã tạo được miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm của tỉnh trước nguy cơ bệnh cúm có thể quay lại bất cứ lúc nào. Đây là kết quả khả quan đối với công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng thời cho thấy hiệu quả và tính đúng đắn của chiến lược tiêm phòng và giám sát cúm gia cầm thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang. Từ cuối năm 2007 đến nay, Bắc Giang thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và kết hợp với các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nên hầu như không có dịch xảy ra.

2. Kết quả giám sát huyết thanh gà và vịt đã tiêm phòng năm 2009, cho thấy:

- Tỷ lệ bảo hộ trung bình đạt 73,5%.

- Đáp ứng miễn dịch và tỷ lệ bảo của gà thấp hơn so với vịt (4,06log2 so với 5,15log2) và (72,40% so với 78,48%).

- Kết qua khảo sát đáp ứng miễn dịch của gia cầm tại các thời điểm 1, 2, 3 và 4 tháng sau tiêm phòng vắc xin cho thấy: Tỷ lệ bảo hộ trung bình (GMT) đạt cao nhất tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng nhắc lại đạt 6,43log2. Tỷ lệ bảo hộ tương ứng là 97%. Qua các tháng sau, các chỉ số này giảm dần, nhưng đến tháng thứ 4 vẫn giữ được trên mức bảo hộ (GMT = 4,35 log2, TLBH đạt 70 %).

3. Kết quả giám sát virus mẫu dịch ngoáy (swab) của các đàn gà, vịt được tiêm vắc xin bằng phản ứng RTRT-PCR đều cho kết quả âm tính. Như vậy đàn gia cầm được tiêm vắc xin không mang virus cúm gia cầm. Nói cách khác, không có sự lưu hành virus cúm trên các đàn gia cầm, thủy cầm được tiêm phòng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 102)