1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm
1.2.3. Độc lực của virus
Nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy, khả năng lây nhiễm virus phụ thuộc vào tác động của men protease của vật chủ đến sự phá vỡ các liên kết hoá học sau khi dịch mã của phân tử liên kết. Tính thụ cảm của ngưng kết tố và sự phá vỡ liên kết của men protease lại phụ thuộc vào số lượng các aminoaxit cơ bản tại điểm bắt đầu phá vỡ liên kết. Các enzym giống trypsin có khả năng phá vỡ liên kết khi chỉ có một phân tử arginin, trong khi đó các men protease khác lại cần nhiều aminnoaxit cơ bản, vì thế ở một số nước đánh giá động lực của virus trên cơ sở gây nhiễm cho gia cầm và sau đó phân tích sự sắp xếp các aminnoaxit của virus (Vũ Triệu An, 1998; Nguyễn Tiến Dũng, 2004)[1] [12].
Để đánh giá virus cúm thuộc loại nào, người ta xử dụng phương pháp gây bệnh cho gà ở 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0.2 ml nước trứng đã được gây nhiễm virus với tỉ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ bị bệnh của gà để cho điểm, chỉ số IVPI điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus độc lực cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức thú y thế giới (OIE) thì virus cúm nào có chỉ số IVPI từ 1.2 trở xuống thuộc loại LPAI - độc lực thấp. Các nhà khoa học đã thống nhất chia virus thành 3 loại:
- Loại virus có độc lực cao: Nếu 10 ngày sau tiêm tĩnh mạch cho gà phải làm chết 75 - 100% gà thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào sơ phôi gà và tế bào thận trong môi trường nuôi cấy không có trypsin (Alexander D.J, 1996)[41].
- Loại virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây bệnh cho trên gà thực nghiệm có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết không quá 20% [41].
- Loại virus có độc lực thấp (nhược độc): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây ra dịch cúm nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không gây ra bệnh tích đại thể, không làm chết gà.(Seo.S và R.G. Webter, 1996)[53]
Trong thực tế người ta chia virus cúm ra làm 2 loại: Loại virus có độc lực thấp - LPAI (low powthy Avian Influenza) và loại virus có độc lực cao HPAI (Hight powthy Avian Influenza). Các vụ dịch lớn đều do virus HPAI gây ra, thường là virus có kháng nguyên H5, H7 và H9. Riêng H5 và H7 thông thường bắt nguồn từ virus có độc lực thấp, sau quá trình lâu lây truyền trên gà và chim cút, độc lực tăng rất nhanh và gây ra các vụ dịch lớn.(Suarez.D.E và cs, 1998[55]; Robert G.Webter et al, 2006)[58]
Theo Ken Inui và cs (2008) [17]: tất cả các virus cúm phân lập được tại Việt Nam năm 2003-2007 không chỉ có động lực cao với gà mà còn gia tăng đáng kể động lực đối với vịt so với các virút phân lập trước đó. Sự tăng độc tính này là hệ quả của sự gia tăng virút nhân lên trong các cơ quan nội tạng và sự tăng thích nghi ở diện rộng hơn của virút đối với cơ quan nội tạng. Sự thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đổi độc tính của các virút đang lưu hành có ảnh hưởng lớn tới dịch tễ học và công tác khống chế dịch bệnh.
Mức độ gây bệnh của virút cúm A còn phụ thuộc rất lớn đến chức năng hoạt động của vùng tiếp nhận Enzyme protease để cắt rời HA khỏi thụ thế axits Sialic. Virút cúm A không có gen tổng hợp Enzyme protease mà phải nhờ hỗ trợ của tế bào cơ thể bị nhiễm virút. Khi cơ thể gia cầm đã bị nhiễm nhiều vi khuẩn, đặc biệt là Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và Liên cầu khuẩn Streptococcus thì hoạt động tương tác gây bệnh của virút cúm A càng mạnh mẽ hơn, do các loại cầu khuẩn này có nhiều protease trợ giúp virút cúm (Ken Inui, 2008).[17]