Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 89)

1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm

3.2.5.3. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và

Để thấy rõ hơn đáp ứng miễn dịch của gà sau tiêm phòng mũi thứ 1 và mũi thứ 2 qua kết quả kiểm tra HI chúng tôi đã xác định được tần số phân bố các mức kháng thể trong đàn. Kết quả được ghi lại qua bảng 3.12 và 3.13

Bảng 3.12. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể kháng kháng nguyên H5 trên Gà Mũi Vác xin Tổng số mẫu Số mẫu + Số mẫu -

Số mẫu đạt hiệu giá HI(1/x) GMT

2 4 8 16 32 64 127 256 512 (log2) Mũi 1 240 189 51 8 21 62 49 27 22 0 0 0 2,94 Tỷ lệ (%) 100 78,75 21,25 3,33 8,75 26 20,42 11 9,2 0 0 0 Mũi 2 240 222 18 0 15 12 23 27 35 75 25 10 6,25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ

(%) 100 92,5 7,5 0 6,25 5 9,583 11 15 31 10,4 4,2

Qua bảng 3.12 cho thấy:

+ Tần số phân bố hiệu giá kháng thể mũi thứ 1: số mẫu đạt hiệu giá ≤3log2 đạt 12,69%, số mẫu đạt 4-6log2 chiếm 13,54%, không có mẫu đạt hiệu giá từ 6log2 trở lên.

+ Tần số phân bố hiệu giá kháng thể mũi thứ 2: số mẫu đạt hiệu giá ≤3log2 đạt 3,75%, số mẫu đạt 4-6log2 chiếm 11,86%, số mẫu đạt hiệu giá từ 6log2 trở lên đạt 15,2%.

Giá trị hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) của Gà tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng vắc xin lần thứ nhất là 2,94 log2 - dưới ngưỡng bảo hộ và 6,25 log2 - đủ khả năng bảo hộ một tháng sau khi dùng vắc xin lần thứ 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25 30 35 2 4 8 16 32 64 128 256 512 Mũi 1 Mũi 2

Biểu đồ 07: Phân bố hiệu giá kháng thể HI của Gà một tháng sau tiêm phòng vắc xin mũi thứ nhất (cột trắng) và mữi thứ 2 (cột đen)

Qua biểu đồ 07 cho thấy:

+ Rõ ràng tại thời điểm một tháng sau mũi tiêm vắc xin lần thứ nhất của Gà, đều không phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên H5 ở 21,25% (51/240 mẫu xét nghiệm), 37,9% (91/240 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng chưa đạt mức bảo hộ và chiếm 40,83% (98/240 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng bằng hoặc lớn hơn mức bảo hộ.

+Tại thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vắc xin mũi thứ 2 trên gà vẫn không phát hiện được không phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên H5 ở 7,5% (18/240 mẫu xét nghiệm), 11,25% (27/240 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng chưa đạt mức bảo hộ và chiếm 35,42% (85/240 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng bằng hoặc lớn hơn mức bảo hộ. Trong quần thể có mức bảo hộ ≥7log2 chiếm 45.83% (90/240 mẫu xét nghiệm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, đối với gà và ngay cả đối với vịt, hiệu giá kháng thể HI của các quần thể không hoàn toàn giống nhau: có thể là âm tính, hoàn toàn không có đáp ứng miễn dịch; có thể là có đáp ứng miễn dịch nhưng chỉ đạt dưới mức bảo hộ (≤ 4log2) và có đáp ứng miễn dịch trên mức bảo hộ ≥4log2.

3.2.5.4. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và mũi 2 trên Vịt

Kết quả thể hiện qua bảng 3.13

Bảng 3.13. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể kháng kháng nguyên H5 trên vịt Mũi Vác xin Tổng số mẫu Số mẫu + Số mẫu -

Số mẫu đạt hiệu giá HI(1/x)

GMT (log2) 10 20 40 80 160 320 640 Mũi 1 150 123 27 19 33 21 7 6 0 0 4,90 Tỷ lệ(%) 100 82 18 12,7 22 14 4,67 4 0 0 Mũi 2 195 185 10 17 18 41 11 72 26 0 6,68 Tỷ lệ(%) 100 94,87 5,127 8,72 9,2 21 5,64 37 13 0

(Ghi chú: hệ số 1/10,1/20,1/40....là hệ số pha loãng đối với mẫu huyết thanh vịt;

số mẫu đạt hiệu giá bảo hộ ≥1/20)

Qua bảng 3.13 cho thấy: - Đối với vịt:

+Tại thời điểm một tháng sau mũi tiêm vắc xin lần thứ nhất không phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên H5 chiếm 18% (27/150 mẫu xét nghiệm), 13% (19/150 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng chưa đạt mức bảo hộ và chiếm 40,67% (61/150 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng bằng hoặc lớn hơn mức bảo hộ. Trong quần thể có mức bảo hộ ≥7log2 chiếm 4% (6/150 mẫu xét nghiệm).

Để đánh giá đáp ứng miễn dịch về mặt quần thể, tỷ lệ các loại đáp ứng miễn dịch của vịt kể trên được tính toán và thể hiện trên biểu đồ 08.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 10 20 40 80 160 320 640 Mũi 1 Mũi 2

Biểu đồ 08: Phân bố hiệu giá kháng thể HI của Vịt một tháng sau tiêm phòng vắc xin mũi thứ nhất (cột trắng) và mữi thứ 2 (cột đen)

+ Tại thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vắc xin mũi thứ 2 trên Vịt vẫn không phát hiện được không phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên H5 ở 5,13% (10/195 mẫu xét nghiệm), 8,7% (17/195 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng chưa đạt mức bảo hộ và chiếm 35,90% (70/195 mẫu xét nghiệm) có đáp ứng miễn dịch nhưng bằng hoặc lớn hơn mức bảo hộ. Trong quần thể có mức bảo hộ ≥7log2 chiếm 50,26% (98/195 mẫu xét nghiệm).

Nhận xét chung: Có thể nhận thấy, sau mũi tiêm phòng vắc xin mũi thứ 1 cho gà và cho vịt giá trị GMT trung bình đối với Gà là 2,94 log2 và 4,90 log2 đối với vịt. Tỷ lệ bảo hộ của vắc xin trên đàn gà còn thấp 40,8% trong khi đó tỷ lệ bảo hộ của vịt cao hơn, đạt 69,3%. Tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng vắc xin mũi 2, HGKT bình quân đạt 6,25 log2 đối với gà và 6,68 log2 đối với vịt. Đồng thời, Tỷ lệ bảo hộ của vắc xin trên toàn đàn cũng tăng lên,

đối với gà đạt 81,3% và 86,2% đối với vịt. Nhìn chung có thể nhận thấy đáp

ứng miễn dịch của vịt cao hơn gà.

Như đã nêu trên, không phát hiện thấy đáp ứng kháng thể ở khoảng 10% số gà và 5% số vịt được tiêm 2 mũi vắc xin. Bất luận là do nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gì, có thể đây là các quần thể mẫn cảm với virus cúm gia cầm và rất có thể tỷ lệ quần thể này sẽ tiếp tục giảm xuống nếu chương trình tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm được tiếp tục thực hiện cho những năm sau.

Trong điều kiện thí nghiệm nghiêm ngặt của chương trình tiêm phòng thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh, kết quả của Đào Yến Khanh (2005)[24] cho thấy: hiệu giá kháng thể bình quân đạt trên 8 log2 và tỷ lệ bảo hộ đạt 100% trên gà thí nghiệm sau tiêm vắc xin cúm gia cầm mũi 2. Như vây, có thể thấy: đáp ứng miễn dịch với vắc xin cùng loại khi tiến hành tiêm đại trà thấp hơn đáng kể: hiệu giá kháng thể bình quân chỉ đạt 6,25 log2 (với Gà) và 6,68 log2 với vịt, tỷ lệ bảo hộ 81,3%-86,2%.

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 89)