Tình hình dịch cúm gia cầm tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 72)

1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm

3.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Bắc Giang

Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm H5N1 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2005 đến thời điểm tháng 12/2009 cho thấy:

Từ 2005 đến đầu năm 2007 dịch cúm gia cầm liên tiếp tái phát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (xảy ra 03 đợt). Ngay từ khi dich sảy ra, Bộ NN&PTNT đã tích cực đề ra các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó, biện pháp tích cực nhất là tiêm phòng bằng vắc xin cho đàn gia cầm và vệ sinh phòng bệnh.

Cuối tháng 5/2007, dịch cúm gia cầm tái bùng phát tại tỉnh Bắc Giang tại 7/10 huyện, thị có dịch. Chúng tôi tiến hành thống kê các số liệu về tình hình dịch và trình bày tại bảng 4.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang

ST T Huyện Ngày phát dịch Số xã dịch Số ổ dịch

Số gia cầm chết và bị tiêu hủy

Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Vịt Tỷ lệ % Ngan Tỷ lệ % Loài khác 1 TP. Bắc Giang 02/6 2 13 556 14.6 3.191 82.2 125 3.2 0 0,0 3.872 2 Hiệp Hòa 10/6 5 7 1.854 62.4 951 32 150 5 17 0.6 2.955 3 Lục Nam 09/6 1 16 2.149 73.5 769 26.3 5 0.2 0 0,0 2.923 4 Sơn Động 23/6 1 1 50 8.77 7 12.3 0 0 0 0,0 57 5 Việt Yên 18/6 3 4 52 0.4 11554 96.4 379 3.2 0,0 11.985 6 Yên Dũng 24/5 4 130 3.852 27.6 6811 48.8 1488 10.7 1799 12.9 13.950 7 Yên Thế 16/6 1 1 1.470 100 0 0 0 0 0 0 1.470 Tổng hợp Hết dịch ngày 19/7 17 172 9.983 26,8 23.273 62,5 2147 5.8 1816 1.92 37.212 Năm 2008 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Năm 2009 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.2 cho thấy:

Từ ngày 24/5/2007, dịch cúm gia cầm đã tái bùng phát tại Bắc Giang. Dịch kéo dài đến ngày 19/7/2007 thì trên toàn tỉnh đã không còn phát sinh ổ dịch mới sau 21 ngày. Tổng cộng có 172 ổ dịch xuất hiện tại 17 xã thuộc 7 huyện, thành phố. Các ổ dịch tập trung nhiều nhất tại huyện Yên Dũng với 130 ổ dịch trên địa bàn 4 xã, chiếm 75,6 % số các ổ dịch trên toàn tỉnh.

Tổng số gia cầm bị chết và tiêu huỷ là 37.212 con. Trong đó có 9.983 con gà (chiếm 26,8 %), 22.273 con vịt (chiếm 62,5 %), 2.147 con ngan (chiếm 5,8 %) và 1.816 gia cầm khác (chiếm 4,9 %). Như vậy có thể thấy, loài vịt bị tiêu hủy nhiều nhất tập chung tại huyện Việt Yên với số lượng 11.554 con.

Yên Dũng là huyện bị thiệt hại nhất sau vụ dịch cúm gia cầm với 130 ổ dịch. Tổng số gia cầm chết và bị tiêu hủy là 13.950 con các loại trong đó có 3.852 con gà (chiếm 27,6%), 6.811 con vịt chiếm 48,8%, 1.488 con ngan chiếm 10,7% và 1.799 con gia cầm khác chiếm 1,9%. Để hạn chế sự lây lan và thuận tiện cho công tác khống chế, bao vây ổ dịch thì tiêu hủy toàn bộ số gia cầm mắc bệnh là điều cần thiết.

- Về số lượng tiêu hủy mỗi loài:

+ Đối với gà: Tiêu hủy nhiều nhất ở huyện Yên Dũng (3.852 con) và ít nhất tại huyện Sơn Động (50 con)

+ Đối với vịt: Tiêu hủy nhiều nhất tại huyện Việt Yên (11.554 con) và ít nhất tại huyện Sơn Động (07 con).

+ Đối với ngan: Tiêu hủy nhiều nhất ở huyện Yên Dũng (1488 con). Các huyện Sơn Động và Yên Thế không có ngan bị nhiễm bệnh và tiêu hủy.

Như vậy, sau hơn 1 năm không có dịch cúm gia cầm, năm 2007 lại xuất hiện một đợt dich mới trên phạm vi 7 huyện, thị tại tỉnh Bắc Giang. Đây là lần thứ 4 dịch tái bùng phát trên địa bàn tỉnh. So sánh với đợt dịch cũ (tháng 3/2005 và tháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10/2005) thì đợt dịch này sảy ra trên diện rộng hơn, số ổ dịch nhiều hơn nhưng số gia cầm bị tiêu huỷ ít hơn so với đợt dịch tháng 10/ 2005 (150.698 con gia cầm các loại) .

Năm 2008, 2009 không sảy ra dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nguyên nhân là tỉnh đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống cúm và áp dụng đồng quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: chủ động phát hiện dịch sớm, tiêm phòng vắc xin để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, nghiêm cấm vận chuyển lưu thông gia cầm ra vào vung dịch và các vung xung quanh, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh vì bệnh có khả năng lây sang người....Do vậy, hầu hết các ổ dịch đều được khống chế và sử lý triệt để, không lây lan ra diện rộng, nhờ đó Chi cục thú y Bắc Giang đã dập tắt ổ dịch trong thời gian ngắn.

Đồng thời, một phần không nhỏ là do chiến lược tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm đã mang lại hiệu quả tốt trong việc tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 72)