Các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh thú y tổng hợp

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 50)

1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm

1.7.1. Các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh thú y tổng hợp

Công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm là một chương trình tổng hợp bao gồm: công tác giám sát, chẩn đoán bệnh, kiểm dịch vận chuyển, giết mổ gia cầm kết hợp với biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và chế biến, khử trùng, tiêu độc, tiêu huỷ, đồng thời tuyên truyền giáo dục người dân về bệnh cúm gia cầm. Trong đó, biện pháp an toàn sinh học cho chăn nuôi như:

- Gia cầm phải được nuôi nhốt tập trung và phải đảm bảo ngăn chặn được sự xâm nhập của các loài chim hoang dã Giữ không để cho gia cầm tới gần ao, hồ vì có thể nhiễm mầm bệnh từ ao hồ. Hạn chế sự tiếp xúc với người và trại chăn nuôi gia cầm.Công nhân hay người chăn nuôi gia cầm cần tránh đến các trại gà khác hay chợ gia cầm sống.

- Vệ sinh kĩ lưỡng thiết bị và xe cộ (kể cả lốp xe và phần dưới của phương tiện). Có bồn khử trùng cho các phương tiện vận chuyển và các thiết bị, vận dụng khác. Không cho mượn cũng như không mượn các thiết bị hoặc xe cộ của trại khác.

Ở các khu vực có nguy cơ cao phải áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh như thay quần áo, tắm rửa đối với người trước khi bước vào khu chuồng nuôi gia cầm. Chỉ cho phép công nhân và xe cộ cần thiết đi vào trại. Cung cấp quần áo sạch và phương tiện tiêu độc cho người lao động.

- Khi có dịch phải đảm thực hiện triệt việc tiêu huỷ gia cầm, phân và các chất thải khác tại trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tăng cường kiểm soát, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Việc nhập đàn mới chỉ được tiến hành sau ít nhất 2 tuần, kể từ khi đã vệ sinh tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực dịch. Gia cầm mới nhập đàn cách xa gia cầm chưa bán, đặc biệt cách xa gia cầm mới mang từ nơi khác về. Thực hiện cùng nhập cùng xuất đối với từng dãy chuồng.

Không đem gia cầm chưa bán được quay về trang trại. Cấm buôn bán với nước đã xảy ra dịch HPAI. Cấm vận chuyển gia cầm, khoang vùng xung quanh khu vực có dịch và tiến hành tiêu huỷ gia cầm nhiễm bệnh và nghi nhiễm bệnh. Chẩn đoán nhanh chính xác và công bố dịch kịp thời khi có dịch cúm gia cầm xảy ra. Khoanh vùng xung quanh khu vực có dịch. Cấm vận chuyển buôn bán, giết mổ gia cầm trong ổ dịch, lập các chốt kiểm dịch và cử người trực 24/24 giờ. Hướng dẫn việc vận chuyển, giết mổ gia cầm trong tỉnh có dịch và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân. Đồng thời phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi gia cầm và nhân dân về bệnh cúm gia cầm, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan cũng như mối nguy hiểm của dịch bệnh.

Phần lớn các nước có ngành chăn nuôi phát triển, đều có chính sách nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm (HPAI), qua đường thương mại với các nước khác và thực hiện giết huỷ hàng loạt ở cấp quốc gia khi có dịch bệnh xảy ra để loại trừ căn bệnh (Seo, S and R.G Webter, 2001; T.L. To, Q.A. Bui, N.H. Dau, V.N. Hoang, D.K. Van, N. Taylor & H.D. Do (2007) [54[, [57].

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)