Tình hình chăn nuôi gia cầm và sử dụng vắc xin cúm gia

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 69)

1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm

3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm và sử dụng vắc xin cúm gia

Bắc Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đánh giá thiệt hại của dịch cúm gia cầm đối với ngành chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành thống kê các số liệu về tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh trước và sau khi có dịch cúm. Số liệu được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang một số năm gần đây

Năm Số lƣợng gia cầm (1000 con) Tỷ lệ tăng đàn (%) Sản lƣợng thịt (tấn) Tỷ lệ tăng (%) Sản lƣợng trứng (quả) Tỷ lệ tăng (%) 2001 7.564 6,9 9.751 - 55.715 - 2002 8.102 7,1 10.206 4,7 57.270 2,8 2003 9.962 19,3 10.779 5,6 68.896 20,3 2004 8.257 -14,5 11.156 3,5 61,058 3,5 2005 9.075 9,9 12.166 9,1 79.025 7,1 2006 10.270 13,3 13.880 11,0 79.850 7,45 2007 10.979 6,8 15.579 15,4 79.064 7,47 2008 12.067 6,9 15.890 15,7 80.274 7,5 2009 14.338 7,3 16.100 16,5 80.769 7,8

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đến tháng 12/2009)

Qua số liệu bảng 3.1 có thể thấy:

- Giai đoạn trước khi có dịch cúm gia cầm (2001-2003), ngành chăn nuôi gia cầm phát triển khá ổn định với mức tăng bình quân đạt khoảng 7%. Thậm chí năm 2003 mức tăng đàn đạt 19,3% so với năm 2002.

Cùng với sự tăng về số lượng gia cầm, sản lượng thịt và trứng cũng có mức tăng trưởng hàng năm đáng kể. Sản lượng thịt tăng khoảng 5% mỗi năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản lượng trứng cũng tăng mức trên 2,8%. Trong năm 2003 cùng với mức tăng đàn, sản lượng trứng cũng tăng 20,3%.

Tuy nhiên, khi dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2003, do tính chất bất ngờ của dịch nên thiệt hại đối với ngành chăn nuôi là rất lớn. Số lượng đàn gia cầm năm 2004 đã giảm tới 14,5% so với năm 2003 (giảm hơn 14 triệu con gia cầm).

- Năm 2005 có sự phục hồi của ngành chăn nuôi gia cầm sau 2 năm dịch liên tiếp sảy ra, tổng đàn gia cầm tăng 9,9%. Tuy nhiên so với năm 2004 vẫn chưa đạt được số lượng, chất lượng như trước khi dịch sảy ra. Sản lượng trứng tăng hơn 7% và sản lượng thịt tăng hơn 9%.

- Trong các năm từ 2005 -2007, dịch cúm vẫn liên tiếp tái phát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (có 03 đợt dịch). Do thực hiện đồng bộ các biện pháp chống dịch (như sử dụng vắc xin tiêm phòng, phát hiện dịch sớm, khoanh vùng cách ly, tiêu độc khử trùng triệt để...nên hầu hết các ổ dịch đề được khống chế, giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy năm 2006 tỷ lệ tăng đàn vẫn đạt 13,3%, số lượng gia cầm khoảng 10,3 triệu con, cao hơn thời điểm chưa có dịch. Sản lượng thịt và trứng đều tăng đáng kể.

Từ năm 2008-2009 nhìn một cách tổng thể, không xuất hiện dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mức độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thể hiện qua sự tăng đàn, sản lượng thịt, trứng vẫn duy trì và tăng trưởng đều so với năm 2006.

Qua các nhận xét trên, có thể đánh giá thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra đối với ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang trong những năm đầu dịch mới xuất hiện là khá nghiêm trọng. Tổng đàn gia cầm đã sụt giảm rõ rệt về số lượng, chất lượng và phái mất từ 2-3 năm sau mới có thể phục hồi, phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo sau khi tạm khống chế dịch do các chính sách khuyến khích chăn nuôi và công tác phòng chống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịch hiệu quả hơn nên ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang đã được phục hồi và phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin h5n1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh bắc giang năm 2009 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)