Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Thăng Long (Trang 40 - 44)

- Nghiên cứu rủi ro nhân lực liên quan đến sức khỏe suy giảm:

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

nghiệp

1.6.1. Các yếu tố bên ngồi

- Mơi trƣờng vĩ mô

Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho quản lý rủi ro nguồn nhân lực nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ: ứng phó với những sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, sự biến động không ngừng của thị trƣờng lao động, những thay đổi của pháp luật về lao động…

Môi trƣờng kinh tế: thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích lũy tiết kiệm, nợ nần và cách chi tiêu c ủa ngƣời tiêu dùng thay đổi. Tỷ lệ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái, tỷ lệ lạm phát, những chính sách thuế, sự kiểm soát lƣơng/giá cả, cán cân thanh toán, tài trợ..

Môi trƣờng tự nhiên: Thiên nhiên ảnh hƣởng sâu sắc tới cuộc sống con ngƣời, về nếp sống sinh ho ạt và nhu cầu hàng hoá, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên.

Môi trƣờng công nghệ: đây là nhân tố ảnh hƣởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thƣờng biểu hiện nhƣ phƣơng pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang đến cho doanh nghiệp nguy cơ bị tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.

Mơi trƣờng nhân khẩu: Tình hình phát triển dân số với lực lƣợng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngƣợc lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nhân lực và trình độ học vấn.

Mơi trƣờng chính trị - luật pháp: thể hiện việc điều tiết ho ạt động kinh doanh cơ bản, các cơ quan Nhà nƣớc đƣợc củng cố và sự phát triển các nhóm bảo vệ lợi ích quan trọng. Cũng ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ ngƣời lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

Mơi trƣờng văn hóa - xã hội: sự tác động của các yếu tố văn hóa có tính chất lâu dài và tinh tế, khó nhận biết. Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nƣớc, mỗi vùng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quản trị nhân lực với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp... ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ,….Tác động chi phối đến hành vi ứng xử của ngƣời tiêu dùng và ngƣời quản trị doanh nghiệp.

- Môi trƣờng vi mô

Đối thủ cạnh tranh là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.

Khách hàng hay ngƣời mua hàng, mua s ản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ƣu tiên nhất của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp: khả năng mặc cả của nhà cung c ấp và nhà cung cấp có ảnh hƣởng đến việc tăng giảm lợi nhuận, quyết định việc ấn định giá bán sản phẩm trên thị trƣờng.

1.6.2. Các yếu tố bên trong

Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù chỉ với hai ngƣời vẫn có thể xảy ra những xung đột nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sự phát triển và thành công trong hoạt động của tổ chức (Erven 2012).

Nguồn nhân lực có hai vai trị trong quản lý rủi ro.

+ Thứ nhất, con ngƣời là một nguồn gốc của rủi ro, ví dụ, tình trạng thiếu nhân viên, những ngƣời làm việc cẩu thả, một nhân viên từ chối đ ảm nhận thêm trách

nhiệm ho ặc một nhân viên quan trọng rời bỏ tổ chức 2 tháng sau khi hồn thành chƣơng trình đào tạo một năm…vv.

+ Thứ hai, con ngƣời có vai trị quan trọng trong việc xử lý rủi ro, ví dụ, con ngƣời sử dụng sự khéo léo của mình để giải quyết các vấn đề xung đột, một nhân viên thiết kế lại cơng việc của mình để tránh sự chậm trễ khơng cần thiết trong hồn thành công việc.

Nguồn nhân lực của một tổ chức là điều tất yếu cùng với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một tổ chức. Trong một tổ chức, nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến hầu hết các quyết định sản xuất, tài chính, và tiếp thị… Mối nguy hiểm nguồn nhân lực nhƣ đau ốm kinh niên, tai nạn gây chết ngƣời ho ặc tác động của mối quan hệ giữa các cá nhân với các doanh nghiệp… có thể gây cản trở cho các quyết định quản lý rủi ro. Do đó, hoạt động quản trị nguồn nhân lực phải dung hòa giữa nguồn nhân lực và công cụ quản trị rủi ro đƣợc các nhà quản lý chấp nhận.

Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình có thể đƣợc chia thành các hoạt động cụ thể: phân tích cơng việc, văn bản mơ tả công việc, tuyển dụng, định hƣớng, đào tạo, tƣơng tác giữa ngƣời lao động/ngƣời quản lý, đánh giá hiệu quả, bồi thƣờng và kỷ luật. Những rủi ro xảy ra cho nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là điều tất yếu cùng với quá trình hình thành, tồn tại phát triển của một doanh nghiệp. Những rủi ro nhân lực nhƣ rủi ro trƣớc sự biến động của nguồn nhân lực do khơng có kế hoạch ho ạch định nguồn nhân lực khoa học, rủi ro gây ra từ những ho ạt động chủ yếu trong quản trị nhân sự nhƣ: tuyển dụng, đào tạo, phát triển, động viên và giữ chân nhân viên… và tất nhiên hậu quả của chúng vô cùng quan trọng, tác động lớn đến kết quả, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, quản lý rủi ro nhân sự trở nên đ ặc biệt quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Để hiểu một cách đ ầy đ ủ quản lý nguồn nhân lực và quản lý rủi ro có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào, trƣớc hết phải biết cách thức quản lý nguồn nhân lực. Nhân lực đƣợc đào tạo, phát triển, tạo động lực và duy trì để hồn thành mục tiêu của tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả cũng giúp nhân viên hồn thành mục tiêu nghề nghiệp của họ. Bởi, chính nguồn nhân lực thực hiện chiến lƣợc quản lý rủi ro. Hiểu các hoạt động này giúp giải thích mối quan hệ giữa các

nguồn lực con ngƣời và rủi ro. Nguồn nhân lực phải đƣợc chú ý cẩn thận và khi các nhà quản lý có một kỹ năng nhất định, tích hợp đƣợc hiệu quả quản lý rủi ro và quản lý nguồn nhân lực sẽ mang lại nhiều cơ hội cho tổ chức. Ngƣợc lại, sự thất bại của nguồn nhân lực có thể là có thể dẫn đến thất bại làm tăng nguy cơ rủi ro, gây bất lợi cho tổ chức và là nguyên nhân làm cho chiến lƣợc quản trị rủi ro thất bại.

Ban lãnh đạo:

Trong quá trình đổi mới doanh nghiệp, nhà quản trị hay tổ chức có một sự hiểu biết đầy đủ về các nguồ n rủi ro và các lựa chọn thay thế sẽ xử lý đƣợc những rủi ro và bất lợi cho tổ chức. Một tổ chức tham gia một cách tiếp cận, chủ động quản lý rủi ro và rủi ro sẽ giúp lập giá trị cho đơn vị bằng cách xử lý hữu hiệu đối với những sự kiện không chắc chắn trong tƣơng lai và cung cấp các cách thức phản ứng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị.

Chính sách phát tri ển của doanh nghiệp:

Quá trình đổi mới hay thay đổi cách thức hoạt động của tổ chức diễn ra khá phức tạp và phải trải qua nhiều bƣớc chính vì vậy việc quản lý rủi ro của quá trình này thực sự cần thiết. Đặc biệt, một tổ chức đang dự tính về một chƣơng trình thay đổi, điều cần thiết là phải xác định rõ hình thức thay đổi, dự đốn xem thay đổi đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến toàn bộ tổ chức và cần phải lập kế hoạch quản lý rủi ro với sự thay đổi đó bởi việc thay đổi có thể đem lại bất lợi cho tổ chức. Tổ chức cần lên kế ho ạch cẩn thận và dự đốn tất cả các rủi ro có thể xảy ra. Tổ chức nào biết dự đoán những rủi ro tiềm tàng, quản lý sự thay đổi và tác động tích c ực lên sự thay đổi sẽ tiến tới sự thành công. Việc triển khai thành công khung quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng đƣợc một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả vừa tạo thêm giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Thăng Long (Trang 40 - 44)