- Nghiên cứu rủi ro nhân lực liên quan đến sức khỏe suy giảm:
3.1 Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro thơng qua các chính sách nhằm hạn chế
3.1.3. Hạn chế rủi ro do tai nạn lao động từ các nhà thầu
Theo khảo sát thì số vụ tai nạn trong thi cơng cơng trình dự án xây dựng có nguy cơ xảy ra thƣờng xuyên và mang lại những thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và của. Do đó, để đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng thì phải thƣờng xuyên, nghiêm túc và có sự giám sát chặt chẽ.
Nguyên nhân dẫn tới việc chƣa đảm bảo an tồn trong thi cơng xây dựng chủ yếu là do chƣa chú ý tuyên truyền giáo dục ý thức đ ảm bảo an tồn cho chính những ngƣời tham gia hoạt động thi cơng, xây dựng. Vì vậy, để hạn chế rủi ro này xẩy ra, Ban quản lý dự án Thăng Long cần tổ chức các khóa huấn luyện nhằm nâng cao sự nhận thức về an toàn lao động trong xây dựng cho cả chủ đầu tƣ, đơn vị tổ chức thi công và mỗi cá nhân thực hiện thi cơng. Các lớp học này có thể đƣợc tổ chức ngay tại cơng trình để ngƣời lao động có điều kiện quan sát trực quan, nhìn nhận tình hình thực tế và hình dung những khả năng có thể gây mất an tồn cho chính mình. Từ đó, đơn vị thi công cùng với ngƣời lao động có các biện pháp phù hợp nhằm phòng tránh ho ặc kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra và cơng tác phịng tránh phải đƣợc coi là ƣu tiên tuyệt đối.
Ban quản lý Thăng Long cũng cần đƣa ra các yêu cầu đối với các nhà thầu, đơn vị thi công trong việc đảm bảo an toàn lao động nhƣ sau:
Thứ nhất, khu vực thực hiện thi công phải luôn gọn gàng, loại bỏ tối đa các yếu tố có khả năng gây mất an tồn nhƣ: vật sắc nhọn, dụng cụ xây dựng không cần thiết, dây điện bị hở, ổ cắm nối tiếp không đảm bảo chất lƣợng,…
Thứ hai, bố trí hợp lý các biển cảnh báo và nội quy an toàn lao động. Các biển này nên ở những vị trí mà tất cả mọi ngƣời đều có thể dễ dàng quan sát, thƣờng xuyên nhìn thấy.
Thứ ba, đối với những vị trí có thể gây nguy hiểm trên công trƣờng, đơn vị thực hiện thi công bắt buộc phải bố trí ngƣời hƣớng dẫn, thực hiện nhiệm vụ cảnh báo để đề phòng tai nạn cho ngƣời lao động hoặc ngƣời dân.
Thứ tƣ, ngƣời lao động phải đƣợc đ ảm bảo về trang bị bảo hộ lao động bao gồm quần áo, giày, mũ, găng tay và các thiết bị cần thiết khác.
Thứ năm, Chủ đầu tƣ cùng với nhà thầu thi cơng phải có kế ho ạch dự trù trong xử lý nếu xảy ra tai nạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi khả năng mất an toàn trong thi cơng xây dựng là hồn tồn có thể xảy đến. Khi có s ự chủ động và biện pháp xử lý kịp thời, công trƣờng sẽ không bị rối và hạn chế tối đa thiệt hại về ngƣời và của, đồng thời đảm bảo uy tín cho nhà thầu.
Thanh tra Lao động của Ban quản lý dự án Thăng Long cần tăng cƣờng hoạt động thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các nhà thầu. Các thanh tra cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật pháp lao động theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ. Ban quản lý dự án Thăng Long cũng cần tăng cƣờng việc kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công, nhà thầu thuộc các dự án thực hiện đầy đ ủ các quy định của Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động.
Ban quản lý dự án Thăng Long cũng nên tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ một cách tồn diện tình trạng an tồn c ủa dây chuyền công nghệ máy, thiết bị đang vận hành và có biện pháp khắc phục những khiếm khuyết chƣa đ ảm bảo an tồn. Kiên quyết đình chỉ sản xuất đối với dây chuyền công nghệ, máy, thiết bị khơng đủ điều kiện an tồn. Các nhà thầu cần có chƣơng trình, kế hoạch đầu tƣ, đổi mới thiết bị, công nghệ phù hợp, bảo đảm an toàn.
Nhà thầu phải thƣờng xuyên kiểm tra máy, thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị đầy đủ phƣơng tiện bảo vệ cá nhân cho ngƣời lao động để đảm bảo cho mơi trƣờng an tồn. Để đảm bảo an tồn cho toàn bộ lao động, nhà thầu và đơn vị thi công cần xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hƣớng dẫn nhƣ các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn và tổ chức các buổi đào tạo ngắn để hƣớng dẫn cho ngƣời lao động trƣớc khi làm việc.
Ban quản lý dự án Thăng Long cần phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại địa bàn thi cơng để tiến hành điều tra kịp thời, chính xác các vụ tai nạn lao động chết ngƣời trong các thành phần kinh tế, xác định nguyên nhân gây tai nạn, tiến hành hủy hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy trình s ản xuất
phức tạp, độc hại, ảnh hƣởng môi trƣờng nhƣng thiếu ý thức phịng ngừa tai nạn lao động.
Thêm vào đó, Ban quản lý dự án Thăng Long nên tăng cƣờng công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao trách nhiệm đối với các nhà thầu và ngƣời lao động, cần thực hiện bồi dƣỡng kiến thức phòng tránh rủi ro về tai nạn lao động cho toàn bộ nhân viên. Ban quản lý cũng có thể nêu gƣơng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để mọi ngƣời đều có ý thức cảnh giác và phịng ngừa tai nạn lao động, để các cơ sở, cá nhân khác học tập, làm theo.