NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt việt nam - chi nhánh ninh kiều (Trang 37)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT

ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU

3.5.1. Thuận lợi

Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều nằm tại Quận Ninh kiều là trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Nơi đây có mật độ dân cư đơng đúc, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, khu dân cư nên có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động vốn. Đây cũng là nơi có nhiều loại hình hoạt động kinh doanh, phương tiện thơng tin liên lạc và phương tiện giao thông đa dạng tạo điều kiện thuận cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn và tinh thần trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm quản lý, nguyên tắc và kỷ cương cao…Cả nhà lãnh đạo và nhân viên có tinh thần đồn kết cao trong công việc tạo thành một tập thể vững mạnh.

Được sự ưu tiên, tín nhiệm của các cấp, ban ngành thành phố Cần Thơ trong các dự án lớn Chính phủ.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chỉ đạo thường xuyên của NHNo&PTNT Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan từ đó mà NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có thể thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát các mục tiêu, định hướng kinh doanh của NHNo-PTNT Việt Nam, thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn, cho vay một cách linh hoạt theo kịp với diễn biến của thị trường.

Chi nhánh Agribank Ninh Kiều là chi nhánh cấp 1 Agribank Việt Nam, mà Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại có nguồn vốn cao nhất, uy tín rộng lớn và thương hiệu vững mạnh nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng, danh hiệu cao quý do Chính phủ và các tổ chức trao tặng như: Giải thưởng "Thương hiệu uy tín-sản phẩm chất lượng vàng được người tiêu dung Việt Nam bình chọn năm 2010", danh hiệu nằm trong “Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 được tổ chức vào ngày 13 tháng 1 năm 2012 tại Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 38 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngồi ra cịn có nhiều Ngân hàng khác như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài gịn thương tín (Sacombank)…Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng hơn Agribank - chi nhánh Ninh Kiều. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó Agribank - chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này.

Các hoạt động từ thiện, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi để lôi kéo

khách hàng về phía mình cũng như quảng bá chi nhánh còn hạn chế. Mặc dù trong những năm qua, ngân hàng đã tiến hành các hoạt động marketing nhưng các hoạt động này vẫn cịn yếu, các chương trình khuyến mãi vẫn chưa được quảng bá rộng rãi nên còn nhiều khách hàng chưa biết hết các đặc tính của sản phẩm cũng như dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước luôn thay đổi làm cho chi nhánh ln gặp khó khăn trong hoạt động của mình.

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 39 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH NINH KIỀU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy, nếu ngân hàng phát huy tốt cơng tác huy động vốn thì khơng những mở rộng cơng tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG NĂM 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

TG KH 538.570 78,11 539.959 73,17 810.226 92,37 1.389 0,26 270.267 50,05 TG KBNN 23.060 3,34 33.861 4,59 17.905 2,04 10.801 46,84 -15.956 -47,12 TG TCTD 27.918 4,05 64.103 8,69 49.051 5,59 36.185 129,61 -15.052 -23,48 VHĐ khác 100.000 14,5 100.000 13,55 - - - - -100.000 -100 Tổng 689.548 100 737.923 100 877.182 100 48.375 7,02 139.259 18,87

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: TG KBNN: Tiền gửi Kho bạc Nhà nước

TG KH: Tiền gửi khách hàng TG TCTD: Tiền gửi tổ chức tín dụng

VHĐ khác: Vốn huy động khác

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 40 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY Triệu đồng 0 689.548 737.923 877.182 17.905 33.861 23.060 49.051 64.103 27.918 100.000 100.000 539.959 538.570 810.226 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền gửi Kho bạc Tổ chức tín dụng

Vốn huy động khác Tiền gửi khách hàng

Tổng vốn huy động

Hình 3: Biểu đồ vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm 2009-2011

Qua bảng số liệu và đồ thị cho thấy tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng của năm 2011 cao hơn tốc độ tăng của năm 2010. Sự tăng lên này là do sự gia tăng lên của các khoản mục cấu thành nên vốn huy động bao gồm: Tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, năm 2009 tổng vốn huy động là 689.548 triệu đồng, năm 2010 đạt 737.923 triệu đồng tăng lên 48.375 triệu đồng so với năm 2009 (tương đương tăng 7,02%). Đến năm 2011 tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 877.182 triệu đồng, tăng lên 139.259 triệu đồng so với năm 2010 (tăng tương đương 18,87%). Trong đó:

+ Tiền gửi của khách hàng

Khoản mục này bao gồm: Tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền ký quỹ và tiền gửi khác của các Công ty Trách nhiệm hữu hạn, cá nhân, Doanh nghiêp tư nhân hoặc tổ chức kinh tế khác… Đối tượng huy động ở đây là những khoản tiền nhàn rỗi từ công chúng. Từ bảng số liệu trên cho biết tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và có mức tăng tuyệt đối liên tục trong 3 năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011. Cụ thể, năm 2009 ngân hàng đã huy động được lượng tiền gửi của khách hàng trong nước đạt 538.570

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 41 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 78,11% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Sang năm 2010 lượng tiền gửi của khách hàng là 539.959 triệu đồng tăng lên nhẹ là 1.389 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 0,26%) so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng là 73,17% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2011 ngân hàng đã huy động được lượng tiền gửi của khách hàng trong nước đạt triệu 810.226 đồng, tăng lên mạnh so với năm 2010 là 270.267 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 50,05%) và chiếm tỷ trọng là 92,37% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi của khách hàng tăng là do nền kinh tế vừa bước qua giai đoạn khủng hoảng tiến tới giai đoạn ổn định và phát triển thì người dân làm ăn kinh doanh có hiệu quả và có thừa tiền gửi vào ngân hàng để sinh lợi nhuận nhiều hơn. Đặt biệt, trong giai đoạn này để cạnh tranh với ngân hàng khác trên địa bàn nên chi nhánh đã tăng lãi suất huy động ở mức 14%/năm do đó lượng tiền gửi này tăng mạnh trong năm 2011. Bên cạnh, Agribank đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn, tăng cường các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi và các hoạt động marketing khác để tăng cường vốn huy động như: Triển khai “chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng 60 năm thành lập ngành ngân hàng” và “Chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc khánh 2 tháng 9”. Vì vậy mà những khách hàng tăng cường gửi tiền để được hưởng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của ngân hàng.

+ Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước là các khoản thuế, các nguồn vốn của các dự án xây dựng đầu tư chưa được sử dụng đến nên kho bạc gởi vào Ngân Hàng để có thêm lãi suất. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động, từ bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm thì tỷ trọng này tăng lên trong năm 2010 và giảm mạnh trong năm 2011. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 23.060 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 3,34% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2010 đạt 33.861 triệu đồng tăng 10.801 triệu đồng (tức tăng khoảng 46,84%) so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng là 4,59% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2011 tiền gửi của Kho bạc Nhà nước giảm xuống còn 17.905 triệu đồng, giảm 15.956 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010 (tương đương với tỷ lệ giảm 47,12%) và chiếm tỷ trọng trên 2% trong tổng vốn

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 42 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY huy động của chi nhánh. Nguyên nhân làm cho tiền gửi Kho bạc Nhà nước giảm xuống trong năm 2011 là do Kho bạc Nhà nước thực hiện chi Ngân sách nhiều hơn cho các lĩnh vực xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn như: Dự án xây dựng nhà ở sinh viên cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ, dự án xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 (2010-2011), dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn…làm cho lượng tiền gửi của Kho bạc vào ngân hàng giảm xuống.

+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Từ bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vốn huy động từ khoản mục này tăng trong năm 2010 và giảm xuống trong năm 2011. Cụ thể, vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2009 đạt 27.918 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 4,05% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2010 đạt 64.103 triệu đồng, tăng lên mạnh so với năm 2009 là 36.185 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 129.61%) và chiếm tỷ trọng là 8,69% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Đến năm 2011 vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 49.051 triệu đồng, so sánh với năm 2010 giảm 15.052 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ giảm là 23.48%) và chiếm tỷ trọng là 5,59% trong tổng vốn huy động của chi nhánh.

+ Nguồn vốn khác

Vốn huy động từ khoản mục này tại ngân hàng chủ yếu là vốn nhận uỷ thác do thành phố Cần Thơ tiếp nhận từ chính phủ. Từ bảng số liệu cho thấy năm 2009 và 2010 ngân hàng đã huy động vốn từ nguồn vốn uỷ thác là 100.000 triệu đồng. Sang năm 2011 ngân hàng khơng cịn huy động được nguồn vốn này nữa, so sánh với số liệu của năm 2010 đã giảm 100.000 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ giảm 100%). Tóm lại, trong thời gian 2009-2011 ngân hàng làm rất tốt công tác huy động vốn, tình hình vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 cao hơn tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009. Sự tăng lên này chủ yếu là do sự gia tăng lên của các khoản tiền gửi của khách hàng.

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 43 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011 CỦA NHNo& PTNT - CHI NHÁNH NINH KIỀU 2011 CỦA NHNo& PTNT - CHI NHÁNH NINH KIỀU

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay là khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản trong một thời gian nhất. Nếu doanh số cho vay của ngân hàng cao hơn ngân hàng khác ta có thể đánh giá nguồn vốn của ngân hàng mạnh hơn. Mặt khác sự tăng trưởng của doanh số cho vay phần lớn thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng.

4.2.1.1. Doanh số cho vay phân theo thời hạn

Đi đôi với việc huy động vốn, NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đặc biệt quan tâm đến công tác sử dụng vốn sao cho cân đối và hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Vì bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, ngân hàng khi đi vay phải trả lãi cho khoản vay nên phải biết cách sử dụng khoản vay đó đạt hiệu quả tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó cùng với sự tăng trưởng về huy động vốn, hoạt động cho vay theo thời hạn của ngân hàng có sự gia tăng tương ứng được thể hiện qua bảng kết quả doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011) như sau:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI HẠN NĂM 2009 - 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU DSCV NĂM Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 879.864 84,9 3 1.212.018 88,1 4 1.332.008 95,3 332.154 37,75 119.990 9,9 Trung-dài hạn 156.182 15,0 7 163.085 11,8 6 65.759 4,7 6.903 4,42 -97.326 -59,68 Tổng cộng 1.036.046 100 1.375.103 100 1.397.767 100 339.057 32,73 22.664 1,65

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 44 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY Triệu đồng 1.375.103 156.182 163.085 65.759 879.864 1.212.018 1.332.008 1.036.046 1.397.767 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trung-dài hạn Ngắn hạn Tổng cộng

Hình 4: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn ở Ngân hàng năm 2009-2011

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm. Tuy nhiên, chênh lệch tổng doanh số cho vay năm 2010 so với năm 2009 tăng cao hơn chênh lệch năm 2011 so với 2010. Cụ thể tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2009 là 1.036.046 triệu đồng. Năm 2010 con số này đã lên đến 1.375.103 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 339.057 triệu đồng và tương đối là 32,73%. Sang năm 2011 tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt 1.397.767 triệu đồng, so sánh số liệu với năm 2010 tiếp tục tăng 22.664 triệu đồng (tương đương 1,65%). Nguyên nhân làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2010 tăng nhanh hơn năm 2011 xuất phát từ gói kích cầu 1 tỷ USD (tương đương 17 nghìn tỷ đồng) của Chính phủ sử dụng để hỗ trợ lãi suất cho vay các dự án và chương trình đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực hiện trong từ năm 2009 đến năm 2010. Do Chính phủ mở gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi vay cho các đối tượng vay vốn đã khuyến khích họ mạnh dạng vay vốn nhiều hơn, điều này đồng nghĩa làm tăng tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong đó:

+ Doanh số cho vay ngắn hạn: Khơng chỉ chiếm tỷ trọng bình qn trên 89% trong tổng doanh số cho vay mà cho vay ngắn hạn luôn tăng trong suốt thời gian nghiên cứu. Tính đến cuối năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt được 879.864 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 84,93% trong tổng doanh số cho vay. Đến

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 45 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là 1.212.018 triệu đồng, so với năm 2009 đã tăng thêm 332.154 triệu đồng (tương đương 37,75%) và chiếm tỷ trọng 88,14% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.332.008 triệu đồng, so với năm 2010 đã tăng thêm 119.990 triệu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt việt nam - chi nhánh ninh kiều (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)