MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt việt nam - chi nhánh ninh kiều (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều kinh doanh trên địa bàn có trên 49 Chi nhánh ngân hàng, Phịng giao dịch, Tổ chức tín dụng hoạt động. Nên hoạt động tín dụng của chi nhánh có nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra hết sức nặng nề, thậm chí cịn đe doạ đến sự tồn tại của chi nhánh. Do hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng và mang lại lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng:

5.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của chi nhánh dụng của chi nhánh

Chi nhánh muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, thực hiện chế độ khen thưởng đi đôi với xử phạt nghiêm khắc.

Ngân hàng nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách hợp lý để thu hút những người thực sự giỏi về làm cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến công nhân viên ngân hàng, đặt biệt là cán bộ và nhân viên làm cơng tác tín dụng bởi vì có thể đội ngũ này chịu áp lực nhiều nhất do cơng việc mang tính rủi ro cao bằng những hoạt động thiết thực như: Tặng quà cho cán bộ nhân viên nhân dịp sinh nhật, thăm hỏi ốm đau…Bên cạnh, thực hiện

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 74 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY nhiều chế độ khen thưởng hợp lý cho những cán bộ và nhân viên có đạo đức tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến, đóng góp có giá trị mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng như: thăng chức, nâng lương trước hạn, tặng quà, cho nghỉ phép để đi du lịch… nhằm tạo động lực nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời thực hiện cơ chế xử phạt nghiêm minh những cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm vi phạm quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể áp dụng các biện pháp xử lý như: tạm đình chỉ, chuyển công tác, kỷ luật, cho nghỉ việc…

- Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ tín dụng đi tham gia các hội thảo do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức, đi học các lớp đào tạo chuyên sâu do Trụ sở chính tổ chức để trao đổi kinh nghiệm làm việc và quản lý, nâng cao trình độ chun mơn nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ tín dụng. Tổ chức các khố đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, cho đội ngũ cán bộ nhân viên theo định kỳ để thảo luận các vướng mắc trong cơng tác tín dụng, các thơng tư, quyết định của chính phủ, ngân hàng nhà nước…

- Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn lực cán bộ tín dụng

Hiện tại ở NHNo&PTNT Ninh Kiều chưa có phịng tín dụng do nguyên nhân số lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh cịn hạn chế nên cán bộ, nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh doanh cùng một lúc đảm nhận nhiều cơng việc của phịng Kế hoạch và phịng Tín dụng như: Đầu mối, tham mưu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện tổng hợp và phân tích kế hoạch kinh doanh của ngân hàng; thẩm định và đề xuất cho vay. Theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh. Theo dõi và phân loại nợ. Thu thập quản lí thơng tin về tín dụng. Do mỗi cán bộ, nhân viên tại phòng kế hoạch kinh doanh cùng lúc phải làm nhiều việc của hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh nên họ rất mệt mỏi. Vì thế chi nhánh cần bổ sung thêm cán bộ tín dụng để giảm bớt cơng việc cho nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh doanh.

- Nâng cao tính kỷ luật, chức năng và nhiệm vụ đối với công nhân viên ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng. Lãnh đạo nên thường xuyên nhắc nhở cho cán bộ tín dụng về chức năng, vai trị, nhiệm vụ của mình đối với cơng tác. Từ đó

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 75 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY họ xác định đúng vị trí của mình để thực hiện nghiêm quy trình nghiệp vụ trong cơng tác, chấp hành và hồn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng. Bên cạnh lãnh đạo thường xuyên phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định, Văn bản chỉ đạo của Agribank Việt Nam cho toàn thể cán bộ chi nhánh để nâng cao tính kỷ luật.

5.2.2. Giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng

- Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro

Như đã giới thiệu và phân tích hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều chưa có Phịng Quản lý rủi ro tín dụng. Vì Vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng thì NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều phải xây dựng và hồn thiện Phịng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh.

- Hồn thiện hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro

Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong tín dụng đặt biệt là nợ xấu thì NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế- xã hội; ngành ngân hàng,…đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ của ngành.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực và dự án vay vốn

Cơng tác thẩm định có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tín dụng, nếu nó được tiến hành một cách chính xác, với chất lượng cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng thương mại lựa chọn được những dự án, những khoản tín dụng vừa được đảm bảo an tồn, vừa có khả năng sinh lời cao. Để nâng cao chất lượng thẩm định cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời, khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập thông tin về dự án, khoản vay có tài sản thế chấp và việc đánh giá chính xác năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng nhất là đối với khách hàng là những cá nhân.

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 76 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY Việc tăng cương kiểm tra, giám sát tín dụng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó khơng chỉ giúp ngân hàng phát hiện ra những khoản cho vay có vấn đề mà hơn nữa cịn giúp ngân hàng xác định được vấn đề các cán bộ tín dụng có tn theo đúng chính sách cho vay của ngân hàng khơng và cịn xác định được khách hàng sử dụng vốn vay đúng với yêu cầu, mục đích vay vốn trong hợp đồng khơng.

5.2.3. Giải pháp thu hồi và xử lý nợ xấu

Đến cuối năm 2011 tại chi nhánh vẫn còn tồn tại khoản nợ dưới tiêu chuẩn là 2.875 triệu đồng, khoản nợ nghi ngờ là 112 triệu đồng và đặt biệt là khoản nợ có khả năng mất vốn chủ yếu từ khách hàng các nhân. Chính khoản nợ này đã làm cho ngân hàng không thu được vốn và lãi đúng thời hạn dẫn đến tình trạng giảm tính thanh khoản và làm chậm tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng từ đó đã giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tới thì chi nhánh phải phấn đấu giảm khoản nợ xấu đến mức thấp nhất có thể, để làm được đều này chi nhánh cần phải thực hiện:

- Cán bộ tín dụng làm cơng tác quản lý và thu hồi nợ nên thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phịng kế tốn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hang. Đồng thời quản lý ngân hàng thường xuyên đôn đốc nhân viên, cán bộ tăng cường công tác thu hồi nợ chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân. Đối với các khách hàng cá nhân thiếu nợ ngân hàng do nguyên nhân khách quan như: Do biến động thị trường và giá cả, thay đổi chính sách của nhà nước. Tuỳ từng trường hợp nhiều hay ít để có những hoạt động thu nợ thích hợp như: Hàng tháng gửi thơng báo nợ đến khách hàng đó để nhắc nhở, đơn đốc khách hàng trả nợ, gia hạn thời hạn cho vay hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, động viên khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm trả hết nợ khơng có phương án nào khác. Đối với khách hàng cá nhân thiếu nợ ngân hàng do nguyên nhân chủ quan như: họ ln tìm mọi

lời lẽ để hứa hẹn, trì hỗn việc thanh tốn hay đùn đẩy trách nhiệm cho người

khác thậm chí chốn tránh nhiều lần khi cán bộ tín dụng ngân hàng tìm đến họ. Những khoản nợ xấu của chi nhánh đối với khách hàng cá nhân xuất phát từ những nguyên chủ quan trên, thường được xếp vào nhóm nợ nghi ngờ và nhóm nợ có khả năng mất vốn. Để thu được nợ xấu thì ngân hàng phải kiên quyết thu hồi nợ xấu bằng mọi biện pháp như: Cho cán bộ, nhân viên thường xuyên đến

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 77 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY nhà khách hàng nhắc nhở, đôn đốc khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, hoặc động viên khách hàng nhanh chóng xử lý tài sản bảo đảm trả hết nợ. Nếu khách hàng vẫn khơng trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đồn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong việc thanh lý tài sản để thu hồi nợ xấu. Trường hợp xử lý tài sản q khó khăn thì xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trên đây là những biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nợ xấu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

5.2.4. Giải pháp khác

Giữ vững mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành để nắm bắt kịp thời mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để xây dựng phương án cho vay và thu nợ thích hợp tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó địi, tồn đọng kéo dài.

Trích lập quỹ phúc lợi xã hội nhiều hơn năm 2011 để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, tăng cường tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi giới thiệu đến khách hàng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phẩm và dịch vụ tín dụng của ngân hàng để thu hút khách hàng mới. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tivi qua các chương trình tài trợ: Trao học bổng cho sinh viên, học sinh có hồn cảnh khó khăn học giỏi. Đến thăm và tặng quà cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc những trẻ em ở trại trẻ mồ cơi trên địa bàn, xây dựng nhà tình thương cho những người có hồn cảnh khó khăn…Những hoạt động này sẽ mang đến nhiều dấu ấn, niềm tin trong lịng cơng chúng. Có như vậy thì uy tín, thương hiệu của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

GVHD: LÊ THỊ THU TRANG 78 SVTH: TRẦN THỊ YẾN THÙY

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt việt nam - chi nhánh ninh kiều (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)