d. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống
4.1.1 Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng huy động được vốn cũng có nghĩa là Ngân hàng có thểtận dụng được nguồn vốn có giá rẻ để cho vay và đầu tư. Ngồi ra,nguồn thơng tin từtiền gửi của khách hàng còn giúp cho Ngân hàng thấu hiểu được điều kiện kinh tếcủa người dân. Tư đó Ngân hàng đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trởlại cho cơng chúng một cách có hiệu quả. Đểhiểu rỏ hơnhoạt động huy động vốn của Ngân hàng những năm qua ta hãy xem xét bảng số liệu sau:
GVHD: Võ ThịÁnh Nguyệt 31 SVTH: Nguyễn Văn Giang
Bảng 4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN AN BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ2009 - 6/2012
Đvt:Triệu đồng Chỉtiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 6T2012/6T2011 2009 2010 2011 6 T 6 T Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) 2011 2012
Phân theo đối tượng 71.882 99.313 124.937 89.133 123.916 27.431 38,16 25.624 25,80 34.783 39,02 Tiền gửi của tổchức 45.676 49.175 53.458 49.402 71.871 3.499 7,66 4.283 8,71 22.469 45,48 Tiền gửi tiết của dân cư 26.206 50.138 71.479 39.731 52.045 23.932 91,32 21.341 42,56 12.314 30,99
Phân theo kỳhạn 71.882 99.313 124.937 89.133 123.916 27.431 38,16 25.624 25,80 34.783 39,02
Không kỳhạn 14.211 21.283 28.166 36.618 31.381 7.072 49,76 6.883 32,34 -5.237 -14,30
Ngắn hạn 31.874 39.594 54.263 34.418 61.257 7.720 24,22 14.669 37,05 26.839 77,98
Trung và dài hạn 25.797 38.436 42.508 18.097 31.278 12.639 48,99 4.072 10,59 13.181 72,84
Căn cứ vào số liệu được trình bày ở Bảng 4.1, tổng kết tình hình huy động vốn của Ngân hàng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm tăng không đều nhau qua các năm, nguyên nhân của tình trạng này là những biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước trong thời gian qua: lãi suất biến động, lạm phát, giá cả hàng hóa, điều kiện thời tiết…., điều này đã tác động rất lớn đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 tổng vốn huy động của ngân hàng là 71.882 triệu đồng, qua năm 2010 vốn huy động là 99.313 triệu đồng tăng 27.431 triệu đồng so với năm 2009, tăng 38,16%; đến năm 2011 vốn huy động là 124.937 triệu đồng tăng 25.624 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng chỉ đạt 25,80%. Riêng sáu tháng đầu năm 2012, vốn huy động tại chi nhánh 123.916 triệu đồng, tăng 39,02% so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thểtình hình huy động vốn cụ thể đối với:
Theo đối tượng
o Tiền gửi của tổchức
Tiền gửi của tổ chức năm 2010 tăng 3.499 triệu đồng so với năm 2009 (tăng Xắp xỉ7,66%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 4.283 triệu đồng (tăng 8,71%). Riêng sáu tháng đầu năm 2012, vốn huy động từtổchức đạt 71.871 triệu đồng, tăng 22.469 triệu đồng so với năm 2011, tăng xắp xỉ 45,48% so với cùng kỳ năm 2011.
Những năm qua lượng tiền gửi của khách hàng là các tổ chức tăng trưởng tương đối ổn định 7,66% năm 2010 và 8,71% năm 2011. Kết quảnày cho thấy sựnổ lực rất lớn của trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2012, trước bức tranh ảm đạm của nần kinh tế, theo số liệu từtổng cục thống kê, trên cả nước có trên 23 nghìn doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất đình đốn, giá cả các mặt hàng chủ lực ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng như: lúa gạo, thủy sản tại địa phương liên tục sụt giảm. Trái ngược với tình hình đó, nguồn vốn huy động sáu tháng đầu năm tại ngân hàng tăng 45,48% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng bất thường này là do tình trạng kinh tế trong sáu tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình đốn, sức mua giảm, đầu ra sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, nên nhiều doanh
nghiệp đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chỉ sản xuất để cầm chừng, giảm qui mô sản xuất, nên lượng vốn giải ngân hồi đầu năm cho các đối tượng này chưa được sửdụng và các nguồn vốn khác nhàn rỗi của các đối tượng này, được gửi lại ngân hàng nhằm giảm thiểu chi phí sửdụng vốn.
o Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của khách hàng cá nhân năm 2010 tăng 23.932 triệu đồng so với năm 2009 (tăng 91,32%), năm 2011 tăng 21.341 triệu đồng (tăng 42,56%) so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2012 lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân chảy vào ngân hàng tăng 12.314 triệu đồng (tăng 30,99%) so với cùng kỳ năm 2011.
Lượng tiền gửi từ dân cư tăng liên tục qua các năm, nhưng riêng năm 2010 lượng tiền này tăng đến 91,32% so với năm 2009, vì nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, năm 2010 trên địa bàn huyện An Biên, do giải phóng mặt bằng trên nhiều tuyến đường, nên ngân sách nhà nước đã trích ra để bồi thường cho nhiều người dân trong vùng. Cán bộtín dụng kịp thời đã tư vấn cho khách hàng dùng sốtiền nhàn rỗi này để gửi vào Ngân hàng hưởng lãi suất. Thứ hai, Thu nhập của người dân được tăng lên. Thứba, do lãi suất ln duy trì ở mức cao trong năm 2010. Thứ tư, người dân có xu hướng gửi tiền nhàn rổi vào ngân hàng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng mạnh vào năm 2010. Tuy nhiên, những năm tiếp theo mặt dù lãi suất liên tục giảm nhưng lượng vốn huy động vào ngân hàng từ khách hàng cá nhân vẫn liên tục tăng nguyên nhân là do: Thứ nhất, CBTD đã thu thập nắm bắt những thông tin về những khoản thu nhập lớn từkhách hàng để có giải pháp huy động vốn. Thứhai, chính sách tín dụng tại Ngân hàng, về cơ bản nhân viên tín dụng có quyền quyết định dư nợ cho vay đối với từng khách hàng, chính điều này đã đã khích lệkhách hàng gửi tiền khi nhàn rỗi vì khi cần vay thì có thể vay được mức dư nợcao.
Kết luận, tình hình huy động vốn ln tăng qua các năm cho thấy rằng thu nhập của người dân ngày càng tăng, các chiến lược huy động vốn của ngân hàng đã mang lại những hiệu quả tích cực. Đặc biệt, lượng tiền gửi của khách hàng là cá nhân luôn tăng cảvềgiá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối qua các năm so với lượng
tiền gửi của khách hàng tổchức. Vì vậy, lượng tiền gửi của khách hàng càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, nó ảnh hưởng đến chiến lượt huy động vốn của ngân hàng trong thời gian tới.
Theo kỳhạn:
o Không kỳhạn
Tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 tăng 7.072 triệu đồng (tăng 49,76%) so với năm 2009, năm 2011 lượng tiền gửi tiếp tục tăng 6.883 triệu đồng (tăng 32,34%) so với năm 2010. Bước sang sáu tháng đầu năm 2012 lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng sụt giảm 5.237 triệu đồng (giảm 14,30%) so với cùng kỳ năm 2011.
o Ngắn hạn
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, quan trong nhất trong trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Năm 2010, huy động từ tiền gửi ngắn hạn tặng 7.720 triệu đồng (tăng 24,22%) so với năm 2009, năm 2011 lượng tiền gửi ngắn hạn tiếp tục tăng 14.669 triệu đồng (tăng 37,05%) so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2012, lượng vốn huy động từ khoản mục này tiếp tục tăng 26.839 triệu đồng (tăng 77,98%). Lượng tiền gửi ngắn hạn tăng liên tục qua các năm bất chấp những diễn biến không mấy sáng sủa của nền kinh tế, cũng như tình hình lãi suất có xu hướng giảm trong thời gian gần đây cho thấy nổlực của ngân hàng trong việc thu hút lượng tiền nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức đã mang đến những hiệu quả thiết thực.
o Trung và dài hạn
Nguồn vốn huy động từ kỳ hạn này năm 2010 tăng 12.639 triệu đồng (tăng 48,99%) so với năm 2009, khoản mục này tiếp tục được giữ được mức độ tăng khi năm 2011 lượng vốn huy động vào ngân hàng đạt mức 42.508 triệu đồng, tăng 4.072 triệu đồng (tăng 10,59%) so với năm 2010. Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2012, vốn huy động cho kỳhạn này tăng 13.181 triệu đồng (tăng 72,84%) so với cùng kỳ năm 2012.
Trong ba loại kỳhạn trên thì doanh số huy động ngắn hạn chiếm khối lượng lớn nhất và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến
kết quả này là do: thứ nhất, là do lãi suất ngắn hạn cao hơn các loại lãi suất suất có kỳhạn khác; thứhai, mặt dù giá cảcác mặt hàng nông sản biến động nhưng nhờ ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất nên đã nâng cao được năng suất, riêng lĩnh vực trồng lúa nhờ ứng dụng khoa học kỹthuật, ví dụ nhưmáy gặt đập liên họp đã giảm thiểu chi phí thu hoạch cho người dân. Vì vậy góp phần nâng cao được hiệu quảsản xuất, thu nhập tăng. Với hiệu quả đạt được như vậy người dân dùng số tiền này gửi vào ngân hàng. Thứ ba, CBTD tư vấn cho khách hàng gửi kỳ hạn dài nhằm giữ được nguồn vốn huy động của khách hàng. Bên cạnh đó, ý thức gửi tiền nhàn rỗi của người dân vào ngân hàng còn rất hạn chế nên ngân hàng dùng nhiều biện pháp để thu hút khách hàng như chính sách lãi suất hấp dẫn, quảng cáo, rút thăm trúng thưởng…. Chính những điều này đã góp phần tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm.