Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế từ năm 2009-2011

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 59 - 62)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương

4.3.4.1. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế từ năm 2009-2011

Bảng 13: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA

VIETINBANK VĨNH LONG TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 Số tiền % Số tiền % TM – DV 1.830.448 2.953.983 3.635.813 1.123.535 61,38 681.830 23,08 Nông nghiệp 127.991 188.817 235.505 60.827 47,52 46.687 24,73 Vận tải 148.362 199.136 223.927 50.774 34,22 24.792 12,45 CN chế biến 372.627 516.680 625.612 144.053 38,66 108.932 21,08 Xây dựng 322.565 402.370 432.598 79.806 24,74 30.228 7,51 Khác 33.717 115.003 131.637 81.286 241,08 16.634 14,46 Tổng 2.835.709 4.375.989 5.285.092 1.540.280 54,32 909.103 20,77

(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Vietinbank Vĩnh Long, từ năm 2009-2011) Chú thích: TM-DV: Thương mại dịch vụ; CN chế biến: Công nghiệp chế biến

Nhìn chung qua bảng số liệu tổng DSTN qua ba năm đều tăng, tăng trên tất cả các ngành kinh tế. Tốc độ tăng DSTN năm 2010 đạt 54,32% cao hơn 33,55% so với tốc độ tăng năm 2011. Về cơ cấu, ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 65% cơ cấu, kế đến công nghiệp chế biến 12%, xây dựng 10%, nông nghiệp 5-6%, vận tải 5% và cuối cùng là ngành kinh tế khác.

- Thương mại dịch vụ: DSTN của ngành này liên tục tăng qua các năm.

Năm 2010 DSTN đạt 2.953.983 triệu đồng, tăng 61,38% so với năm 2009. Nguyên nhân là hoạt động thương mại dịch vụ trong tỉnh tăng trưởng mạnh do nhu cầu của người dân tăng cao. Nhu cầu tăng mạnh ở nhiều lĩnh vực: mua sắm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, du lịch,… Cả cung lẫn cầu đều tăng đã giúp cho các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ kiếm được nhiều lợi nhuận và nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2011, DSTN ngành đạt 3.635.813 triệu đồng, tăng 23,08% so với năm 2010. Tốc độ DSTN có phần giảm là do lạm phát tăng cao dẫn đến người dân cắt giảm mạnh chi tiêu, nhu cầu hàng nhập khẩu từ các thị trường lớn truyền thống như Mỹ, EU,… cũng có phần suy giảm do ảnh hưởng hậu khủng hoảng kinh tế và tình trạng nợ cơng cao ở các nước EU. Hệ quả là hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn nên chậm trả nợ cho ngân hàng.

- Nông nghiệp: DSTN của ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2010,

DSTN đạt 188.817 triệu đồng, tăng 47,52% so với năm 2009. Nguyên nhân là sản xuất nông nghiệp trong tỉnh liên tục đạt được mức tăng trưởng khá, ước tính giá trị sản xuất nơng nghiệp, thủy sản năm 2010 tăng 5,48% so với năm 2009 (theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2010). Năm 2011, DSTN của ngành tiếp tục tăng đạt 235.505 triệu đồng, tăng 24,73% so với năm 2010. Kết quả đạt được là do sản xuất nông nghiệp trong tỉnh vừa tăng về sản lượng lại vừa được giá trên cây lúa, cây màu,… nên đã nâng cao đời sống của người dân và tiến hành trả nợ sớm cho ngân hàng. Tốc độ tăng DSTN thấp hơn 22,79% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp trong năm gặp nhiều khó khăn: triều cường làm lúa bị ngập úng dẫn đến chết giống, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn và cây chôm chôm, dịch cúm gia cầm, giá thành sản xuất cao, giá sản phẩm đầu ra thấp làm ảnh hưởng đến thu nhập của người

- Vận tải: nhìn chung DSTN của ngành vận tải đều tăng qua ba năm. Năm 2010, DSTN ngành vận tải đạt 199.136 triệu đồng, tăng 34,22% so với năm 2009 là do trong năm này các doanh nghiệp vận tải nhận được nhiều đơn đặt hàng vận chuyển nên tạo được nguồn doanh thu lớn và tiến hành trả lãi cho ngân hàng. Năm 2011, đạt 223.927 triệu đồng, tăng 12,45% so với năm 2010. Tốc độ tăng năm 2011 thấp hơn 21,77% so với tốc độ tăng năm 2010 là do giá nhiên liệu, phí giao thơng, phí bảo dưỡng, giá nhân cơng đều tăng,… trong khi số lượng hàng hóa cần vận chuyển giảm do sức mua từ thị trường trong nước suy giảm. Khó khăn từ cả đầu ra lẫn đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Công nghiệp chế biến: Năm 2010, DSTN ngành đạt 516.680 triệu đồng

tăng 38,66% so với năm 2009. Đây là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực chế biến thủy sản do tình trạng thiếu nguyên liệu thường xuyên xảy ra. Tuy gặp khó khăn song các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh vẫn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh: tranh thủ những cơ chế – chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của trung ương và của tỉnh, tăng cường đàm phán với khách hàng, xây dựng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chủ động trong sản xuất phục vụ xuất khẩu,… tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Năm 2011, DSTN ngành đạt 625.612 triệu đồng, tăng 21,08% so với năm 2010. Nếu như năm 2010 các doanh nghiệp chủ yếu gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào của sản phẩm thì năm 2011 khó khăn đến từ cả đầu ra lẫn đầu vào. Chi phí đầu vào phục vụ sản xuất đều tăng: lãi vay ngân hàng, chi phí nhân cơng, giá ngun liệu vật liệu,… trong khi nhu cầu thị trường tiêu thụ giảm. Để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp cơng nghiệp chế biến đã thực hiện nhiều giải pháp như mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý - điều hành để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh, đặc biệt là khai thác tối đa thị trường nội địa theo cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt”.

- Xây dựng: Năm 2010, DSTN ngành xây dựng đạt 402.370 triệu đồng, tăng 24,74% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sau khi hoàn thành một số hạng mục, cơng trình, các doanh nghiệp xây dựng thu lại vốn đã ứng trước, một phần doanh nghiệp dùng để trả lãi ngân hàng, còn một phần tiếp tục thực hiện các hạng mục khác. Năm 2011, DSTN tiếp tục tăng 7,51% so với năm 2010, tốc độ

tăng có phần chậm lại là do chủ trương cắt giảm chi tiêu công và thị trường bất động sản ảm đạm. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng vì chi phí trả lãi quá cao.

- Khác: Năm 2010, DSTN ngành kinh tế khác tăng mạnh đạt 115.003 triệu đồng, tăng 241,08% so với năm 2009. Năm 2011, đạt 131.637 triệu đồng, tăng 14,46% so với năm 2010. DSTN tăng là do DSCV tăng khi mà nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng nhiều theo sự phát triển của chung của xã hội. Đồng thời, cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt cơng tác thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)