Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương
4.3.8.1. Nợ xấu theo nhóm từ năm 2009-2011
Bảng 21: NỢ XẤU THEO NHÓM CỦA VIETINBANK VĨNH LONG TỪ NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 15.549 16.019 21.611 470 3,02 5.592 34,91 Nhóm 4 8.104 5.208 3.539 -2.896 -35,74 -1.669 -32,05 Nhóm 5 5.769 1.062 821 -4.707 -81,59 -241 -22,69 Nợ xấu 29.422 22.289 25.971 -7.133 -24,24 3.682 16,52
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Vietinbank Vĩnh Long, từ năm 2009-2011)
Nhìn chung qua bảng số liệu, nợ xấu của ngân hàng biến động qua mỗi năm. Năm 2009 nợ xấu ngân hàng là 29.422 triệu đồng. Năm 2010, giảm mạnh còn 22.289 triệu đồng, giảm 24,24% so với năm 2009. Kết quả đạt được là do sự phục hồi của nền kinh tế sau những biện pháp đồng bộ của chính phủ: cho vay hỗ
trợ lãi suất 2%/năm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống phân phối, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại-đầu tư, kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, trong năm 2010 tỉnh đã có những biện pháp thiết thực kích thích tăng trưởng kinh tế: thực hiện Chương trình cải cách thủ tục hành chính, tăng cường khuyến nơng, khuyến ngư, chủ động phịng, chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật ni, thực hiện các biện pháp phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và đường giao thông, đưa vào sử dụng một số kết cấu hạ tầng đã được hoàn thiện như cầu Cần Thơ, đường 2 tháng 9, các chợ mới và trung tâm thương mại,… tạo điều kiện mở rộng thông thương trong tỉnh cũng như trong khu vực. Về cơ cấu, nợ xấu ngân hàng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4 chiếm 95,24% trên nợ xấu năm 2010. Năm 2010, nợ nhóm 3 của ngân hàng đạt 16.019 triệu đồng, tăng 3,02% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2010 có chiều hướng xấu đi khi mặt bằng lãi suất cho vay và lạm phát tăng cao dẫn đến phát sinh thêm nợ mới, phần nợ còn lại là của năm 2009 được chuyển sang. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 của ngân hàng đều giảm với mức giảm lần lượt là 35,74% và 81,59% so với năm 2009. Kết quả đạt được là do ngân hàng đã cử cán bộ chuyên trách tư vấn cho khách hàng về tình hình kinh tế, xu hướng thị trường, các chính sách của chính phủ, và đưa ra các giải pháp cần thiết để tái cơ cấu doanh nghiệp như thỏa thuận với khách hàng về việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo hoặc giảm, miễn lãi cho khách hàng nhằm ưu tiên thu hồi nợ gốc. Đối với một số khoản nợ khơng cịn khả năng thu hồi đã kéo dài nhiều năm, ngân hàng cũng đã thực hiện trích lập DPRRTD để bù đắp cho phần nợ bị tổn thất.
Năm 2011, nợ xấu của ngân hàng đạt 25.971 triệu đồng, tăng 16,52% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước chưa hết khó khăn: chỉ số lạm phát cả năm lên đến 18,58%, sức mua sụt giảm ngay trên thị trường nội địa, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn với chi phí thấp từ ngân hàng, nhu cầu hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và nhiều hàng rào kỹ thuật được dựng lên. Một bộ phận doanh nghiệp cịn bị động trơng chờ vào chính sách hỗ trợ từ chính phủ mà khơng tự vận động tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng. Về cơ cấu, nợ xấu
3,16% nợ xấu năm 2011. Nợ xấu nhóm 3 năm 2011 tiếp tục gia tăng với mức tăng 34,91% so với năm 2010 là do khó khăn chung của nền kinh tế. Một tín hiệu đáng mừng là nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 của ngân hàng đã giảm tiếp tục giảm với mức giảm lần lượt là 32,05% và 22,69%. Kết quả đạt được là do ngân hàng đã thỏa thuận với khách hàng về việc ủy quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Mặt khác, ngân hàng đã ký kết hợp đồng mua bán nợ với Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản (VietinBank AMC) thực hiện bán một số khoản nợ xấu: đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ trên đường 902 ấp Thủy Thuận, xã An Phước huyện, Măng Thít; 1 căn biệt thự và quyền sử dụng đất tại ấp Hưng Quới, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ,… Ở một số trường hợp bất khả kháng, nếu khách hàng có nguồn thu khác mà khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, buộc ngân hàng phải tiến hành khởi kiện. Đây là điều mà ngân hàng rất không muốn thực hiện.