Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.4. Phân tán rủi ro tín dụng
+ Thực hiện đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn vượt quá khả năng cấp tín dụng của ngân hàng theo quy định pháp luật và có thời gian thu hồi vốn lâu dài, khó xác định rủi ro. Ngân hàng có thể mời các ngân hàng khác cùng tham gia tài trợ cho dự án. Cách này vừa giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro, vừa đảm bảo việc ngân hàng không bị mất khách hàng.
+ Do đa phần các khách hàng của ngân hàng là các DNVVN và hộ gia đình. Đối tượng khách hàng này thường dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì thế, ngân hàng nên liên kết với công ty bảo hiểm để bán bảo hiểm tín dụng với giá ưu đãi cho khách hàng. Điều này có sẽ có lợi cho cả ba bên. Đặc biệt là đối với ngân hàng khi rủi ro xảy ra vẫn có thể thu được nợ của khách hàng thông qua công ty bảo hiểm.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU
Có nhiều phương pháp xử lý nợ xấu cho ngân hàng, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, khơng có phương pháp nào là tối ưu hay là phương pháp chung để xử lý nợ xấu cho mọi trường hợp được. Sau đây là những nhận xét, giải pháp góp phần nâng cao cơng tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng. + Thứ nhất, công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua đạt được hiệu quả tốt, vì vậy ngân hàng nên tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu từ năm 2009 đến tháng sáu năm 2012.
+ Thứ hai, hồn thiện hơn nữa xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống này nên dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng, để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro.
+ Thứ ba, nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của VietinBank, đồng thời tranh thủ kịp thời sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự ủng hộ, tư vấn về mặt pháp lý của các phịng chun mơn nghiệp vụ Trụ sở chính để áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính khách quan và cơng khai.
+ Thứ tư, có sự liên kết, hợp tác với cơ quan chính quyền địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó địi, tồn đọng kéo dài. Trích tỷ lệ phần trăm (%) thưởng cho cơ quan, các cấp chính quyền và những cá nhân có cơng giúp ngân hàng thu được nợ quá hạn, nợ tồn đọng.
+ Cuối cùng, ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ với Vietinbank AMC để có thể nhận được những sự hỗ trợ cần thiết về định giá tài sản, tư vấn cách thức xử lý nợ, tìm kiếm khách hàng mua tài sản, nhờ thu nợ thông qua Hợp đồng uỷ thác xử lý nợ, tài sản,… Ở một số trường hợp nếu giá trị thu hồi nợ dự tính của ngân hàng thấp hơn giá bán nợ cho cơng ty thì ngân hàng nên ký hợp đồng mua bán nợ với Vietinbank AMC.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Kinh doanh ngân hàng gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của NHTM. Với các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định sẵn là đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh của rủi ro tín dụng và đề ra các biện pháp để hạn chế, phịng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao các biện pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Long, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:
Một là: Đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khái quát được tình hình huy động vốn và tổng nguồn vốn của ngân hàng. Qua đó thấy được khả năng tự chủ về nguồn vốn của ngân hàng luôn ở mức cao và ngày càng được cải thiện.
Hai là: Đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu DSCV, DSTN, Dư nợ theo hai tiêu chí phân loại là thời hạn và ngành kinh tế, phân tích NQH theo ngành kinh tế và nợ xấu theo nhóm, phân tích các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.
Ba là: Trong q trình phân tích đã cho thấy một số biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đã áp dụng từ năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012.
Bốn là: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Chính phủ
- Tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế theo hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng như giảm/ miễn thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng), kiềm chế lạm phát dưới một chữ số, ổn định tương đối mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, đẩy mạnh đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu trọng điểm và nhanh chóng đưa vào sử dụng để tạo được hiệu quả kinh tế cao.
nâng cao chất lượng cũng như quy mô bảo lãnh của các quỹ này. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cập thêm được nguồn vốn dễ dàng hơn và ngân hàng cũng có được nguồn thu nợ ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
Tóm lại, hai kiến nghị trên đối với chính phủ là để có thể thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp một cách hiệu quả và làm giảm trực tiếp nợ xấu của ngân hàng, giảm thời gian và chi phí khơng cần thiết trong q trình cấp tín dụng mới, cũng như trong việc ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện hoặc đề nghị phá sản doanh nghiệp.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa ra cơ chế thích hợp để rút ngắn thời gian tiếp nhận và xử lý thi hành án về khởi kiện, tạo cho ngân hàng sự chủ động hơn nữa để có thể tự xử lý tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngân hàng.
6.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước
- Cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhanh chóng hồn thiện khung pháp lý về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với TCTD để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ một cách chính xác; đưa ra một lộ trình chung rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy cơng tác hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng.
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng (CIC) để NHTM có thể cập nhật kịp thời về lịch sử tín dụng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại, cũng như phương hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Căn cứ trên nguồn thơng tin chính xác và đầy đủ đó để NHTM có thể đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo các NHTM hoạt động đúng trong khuôn khổ pháp luật tránh trường hợp các NHTM nhỏ vượt trần lãi suất huy động khiến mất cân đối về huy động vốn trong toàn hệ thống, buộc các NHTM khác phải tăng vốn huy động để giữ chân khách hàng, dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng của các NHTM khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012), “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”, NXB Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê.
3. Một số văn bản do chính phủ, bộ tài chính và ngân hàng nhà nước ban hành: - Quyết định số 493/2005/QD-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 63/2010/QĐ –TTg và quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung về chính sách nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
-Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn.
-Nghị định số 11/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Thông tư số 65/2012/TT-BTC về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đơng Xn năm 2011-2012.
4. Một số trang web: - http://www.vietinbank.vn - http://www.vietinbankamc.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://www.vinhlong.gov.vn - http://thvl.vn - http://chinhphu.vn